QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, December 9, 2016

Góc. Với Thương phế binh quê nhà..Nhật Tân PBC72



Friday, December 9, 2016

Góc. Với Thương phế binh quê nhà..Nhật Tân PBC72

 

 

Góc. Với Thương phế binh quê nhà..Nhật Tân PBC72

buổi đó vì đời làm lính trận tàn cơn lửa loạn chịu thương đau nay trơ nắm đất hoang vô chủ định mệnh gì...

 

buổi đó vì đời làm lính trận
tàn cơn lửa loạn chịu thương đau
nay trơ nắm đất hoang vô chủ
định mệnh gì đâu quá nghẹn ngào.
(Thơ Mường Giang)


Chuyện người Thương binh


Có lần từ Mỹ về Phan thiết
theo bạn nhậu chơi tận Phú Long
bữa tiệc nhà giàu đầy rượu thịt
đời vui như lạc cảnh tiên bồng


Đang lúc ngã nghiêng cười ngặt nghẽo
bỗng ai vừa trổi khúc bi ai
tiếng đờn vọng cổ hờn, than, oán
não ruột trời ơi, nước mắt nhòa


Ra ngõ gặp anh người hát dạo
cụt chân, mù mắt, lết xe lăn
phong trần nhuộm bạc đời trai trẻ
nhưng nét nam nhân vẫn khắc hằn.


Mấy chục năm sầu, bao biển lệ
Mà anh vẫn giữ áo hoa rừng
chiến y chằng chịt tram lần vá
bạc phếch, đoạn trường lắm thảm thương


anh hát toàn bài chinh chiến cũ
điệu ru nước mắt, nát tim người
hò, xề, sang, xứ như òa thét
khiến kẻ vong gia cũng tả tơi


tàn tiệc mỗi người trôi một nẻo
loạn ly đời thế, mấy ai vui ?
tôi về xứ lạ làm bồi Mỹ
quên chuyện long đong, khóc lẫn cười


nhân có bạn từ Phan Thiết tới
hỏi tin người hát dạo thương binh
mới hay anh đã ôm đàn chết
giữa một đêm mưa trước mái đình


buổi đó vì đời làm lính trận
tàn cơn lửa loạn chịu thương đau
nay trơ nắm đất hoang vô chủ
định mệnh gì đâu quá nghẹn ngào.


Mường Giang
(Trích trong tập thơ :
 Bất chợt bâng khuâng nỗi nhớ nhà .
 Xuất bản năm 2010)


Góc. Với Thương phế binh quê nhà..


Anh họ tôi bị thương trong trận đánh ở Bình Dương.Trận đó, đơn vị anh đánh xáp lá cà dữ dội, anh bị thương bởi một trái lựu đạn VC ném ra lúc xung phong lên "chốt" của họ. Dì tôi nói, số anh phước lớn nhờ Trời Phật độ trì và bà phát tâm nguyện ăn chay ba tháng liền. 
Anh bị thương khá nặng, hôm đưa anh về Tổng y viện Cộng hoà tôi không thể nhận ra. Anh mê man suốt tuần lễ, và bởi vết thương lở loét đau đớn, bác sĩ phải chích thêm thuốc giảm đau nên lúc nào anh mơ mơ hồ hồ. Tuần lễ đầu anh không nhận ra người quen dù tôi dí mặt sát mắt anh.
 Anh đàn, hát hay lại đẹp trai nên rất đào hoa và cũng lắm bồ. Ngày nào cũng có người đẹp ghé thăm Họ ngồi bên cạnh anh suốt buổi và họ đụng nhau chan chát  Riết rồi tôi không biết ai là bồ ruột của anh, và tôi phải binh ai nếu các chị giận hờn nhau . 
Dì tôi rất phiền về điều nầy. Trong những người đẹp thăm anh, dì chỉ thích chị Lài, mà so với nhan sắc, chị Lài e khó đánh bật những đối thủ tóc dài da trắng , ăn mặc đúng " mốt' Các nàng đi tới đâu, tiếng huýt gió đuổi theo không ngớt
Tôi không biết anh thích ai trong số mỹ nhân đó, nếu thắc mắc, anh chỉ cười hề hà ra điều
 " Rồi em sẽ biết "
Anh bị thương không nhẹ, hai cánh tay gần như tê liệt. Nhưng rồi với ý chí, anh miệt mài tập vật lý trị liệu và sau đó đã hồi phục được khá nhiều. 
Anh hầu như sống tách biệt với thế giới bên ngoài, nhiều lần tôi thấy anh đưa bàn tay lên nhìn ngó, cặp mắt vừa đau khổ vừa tuyệt vọng.Tôi biết, cuộc sống anh từ đây về sau không còn gì vui thú khi anh phải vĩnh viễn rời bỏ cây đàn. 
Không những rời bỏ đàn, anh xa lánh luôn cả những người yêu cũ. Anh nói, với vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn, anh khó có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai, đôi khi là gánh nặng cho họ.
Trải qua ba lần 29 ngày tái khám, ra hội đồng giám định y khoa, anh thuộc diện thương binh loại hai và được giải ngũ. 
Mặc dì tôi khóc lóc, làm mình làm mẩy, anh một mực viết  đơn xin ở lại quân đội.
Anh nói. Đời lính đã ngấm quá sâu vào máu thịt anh rồi . Anh không thể cởi bỏ bộ đồ lính. 
Anh nhớ nó còn hơn nhớ người yêu.
Tháng 3 /75 Anh bị thương lần nữa, và khi VC chiếm miền Nam, bọn chúng đuổi anh cùng những thương bịnh binh khác ra khỏi Tổng y viện Cộng hoà. Điều duy nhất gia đình biết từ người bạn lính cũng bị thương,  là ngày ấy, thấy anh chống nạng đi trên đường trong dòng người lũ lượt thê thảm.
Tôi không hề nghe tin tức gì về anh, dù bao lần tìm kiếm  trong những người quen cũ. Trong bấy nhiêu năm, hy vọng rồi tuyệt vọng , tôi nghĩ, không chừng bây giờ , dì tôi đã gặp anh ở thế giới bên kia .
Nhiều lần, nhìn hình ảnh những người thương phế binh quê nhà, tôi lại nhớ tới anh, gầy gò trong bộ đồ mầu xanh nhạt của bịnh viện, bàn tay thương tật của anh vịn vào bức tường, lê từng bước. Có thể anh đã chết trong trại tù, chết trên đường vượt biên giới hoặc, nếu anh còn sống, cũng sẽ  như hàng ngàn những người thương phế binh khác đang sống vất vưởng đâu đó, không nhà cửa, bán vé số, hát dạo, đi ăn xin . ..
Cuộc chiến đã qua hơn bốn mươi năm, lớp tuổi của anh và đồng đội, bao nhiêu người còn sống ? Những người còn sống, ai sẽ trả lại công bằng cho họ, và, kiếp sống của họ, có thể gọi là kiếp người ? 
Tôi thương anh, thương những người thương phế binh Việt nam Cộng hòa  mà số phận đã đặt để họ, bi thảm như số phận đất nước tôi ..
Họ đang sống từng ngày trong bịnh tật, nghèo đói ở đất nước phân biệt đối xử và đầy rẫy hận thù .. 
Xin cho tôi được gửi tới các anh , lòng biết ơn của chúng tôi ..
Và anh tôi. Có thể anh còn sống đâu đó. Và, nếu sống mà không bằng chết thì lựa chọn nào sẽ làm ta bớt đau đớn hơn ?
Posted by at 5:51 PM


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Nha_K=E1=BB=B9_Thu=E1=BA=ADt?

Monday, December 5, 2016

Sunday, December 4, 2016

MẶT THẬT NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO MÀ LƯƠNG TÂM ĐÃ MỜ ĐỤC HOẶC RUỖNG NÁT


---------- Forwarded message ----------
From: Vang Tho HUA <
Date: 2016-12-03 11:43 GMT-08:00
Subject: MẶT THẬT NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO MÀ LƯƠNG TÂM ĐÃ MỜ ĐỤC HOẶC RUỖNG NÁT
To:


Kính mi đc:

Trân Trng
TinParis.net

MẶT THẬT NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO MÀ LƯƠNG TÂM ĐÃ MỜ ĐỤC HOẶC RUỖNG NÁT
NGUYỄN THIẾU NHẪN -    


*
*  *


Dẫn nhập: Vừa qua, trên các diễn đàn điện tử có loạt bài “Viên Linh: một nhân cách lạ lùng” của Kiều Phong tức nhà văn Lê Tất Điều (LTĐ). 
Nhà văn bình vôi LTĐ đã “chơi tục” bằng cách “đánh dưới thắt lưng” nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc(NTC)  để bênh “nhà văn con lươn” Nhật Tiến. 
Bà NTC cũng đã ‘tốc váy, quai cồng” phản ứng dữ dội. “Nhà văn con lươn” bèn giở trò ma đã áp dụng trước đây bằng cách xúi con cái và “bọn âm binh” tìm mọi cách đánh phá bà NTC. 
Bài viết sau đây hy vọng sẽ giúp độc giả có cái nhìn chính xác về nhân cách của những kẻ cầm bút mà lương tâm đã mờ đục hoặc ruỗng nát.
*
<>Trong quyển tạp luận “Máu Mực Bể Dâu” do Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do Hải Ngoại xuất bản năm 2002, chúng tôi đã có cho in lại các bài viết “Máu Mực Bể Dâu”, “Người Đi Hái Phù Dung”, “Trả Lời Nhật Tiến”, “Thư gửi Thế Uyên”. “Người Ăn Phải Bả” được viết từ năm 1987 đến năm 1995 để tố cáo đích danh các nhà văn Thế Uyên, Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, cựu Tướng Đỗ Mậu là những tên tay sai Việt Cộng, đã thi hành nhiệm vụ “đặc công văn hóa” để tiếp tay Ban Kiều vận của Cộng sản Việt Nam (CSVN) trong mặt trận tuyên vận tấn công vào cộng đồng Người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản.

–Nhà văn Thế Uyên (đã quá vãng) là một cựu tù nhân chính trị qua Mỹ theo diện H.O. nhưng đã viết những bài báo hù dọa các anh em H.O., khuyên anh em chỉ nên chí thú làm ăn, không nên tham gia các hoạt động chính trị chống Cộng vì sẽ bị cơ quan di trú INS “hỏi thăm sức khoẻ.” Thế Uyên cũng đã “khoe” với nhà văn Túy Hồng khi nhà văn này định cư ở Seattle, tiểu bang Washington là cai tù Việt Cộng đã đem tập thơ “Đất Khách” của nhà thơ Thanh Nam (đã quá vãng), phu quân của nhà văn Túy Hồng, vào trại tù hăm dọa và khuyên các tù nhân sau khi được trả tự do không nên qua Mỹ (sic!)

Khi Thế Uyên viết bài “Dominici Đỗ Minh Trí và Việt Nam Quê Hương Tôi” tỏ ý “ngậm ngùi buồn khi được đọc trên vài tờ báo nào đó thấy những lời lẽ chê bai, chụp mũ cộng sản và phản bội dân tộc cho những người như Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan…” tôi đã rất ứa gan viết bài “Thư Gửi Thế Uyên” đăng trên nhật báo Người Việt ở Nam California. Thế Uyên đã ngậm câm miệng hến vì những lý lẽ của tôi đưa ra.
Vì những bài viết cũng như những việc làm thân Cộng của mình, nhà văn Thế Uyên đã bị 19 hội đoàn tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington công khai tố cáo, cô lập.Thế Uyên (cháu gọi văn hào Nhất Linh là cậu) hiện nay đã lộ rõ mặt là kẻ đã làm ăn với CSVN trong công tác đưa đón các sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ du học.

-Cựu Tướng Đỗ Mậu (đã quá vãng), sau khi được nhóm Giao Điểm chấp bút viết quyển “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” và quyển “Tâm Thư” thóa mạ chế độ miền Nam, chê bai cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản, ca tụng Việt Nam xã nghĩa “mới lên từng giờ”, ca tụng “Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước,” được Hồng Quang thuộc nhóm Giao Điểm là một nhóm Phật Giáo thân Cộng tại Hoa Kỳ đưa về Việt Nam, đi xe lăn lên đài truyền hình CSVN tiếp tục ca tụng VC, khoe khoang là người cùng quê với Võ Nguyên Giáp. Chuyện có vẻ bi hài là ông “nhà văn mầm non” này mặc dù trong bao nhiêu năm ở hải ngoại lúc nào cũng ra rả ca tụng Việt Nam xã hội chủ nghĩa “mới lên từng giờ”, nhưng ông ta đã không ở lại sống ở Việt Nam mà lại trồi đầu về Mỹ và chết già ở Nam California.

 Với bao nhiêu công lao hãn mã của tên Tướng phản lại chủ của mình là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm,  phản bội lại chế độ mà mình đã từng hưởng bổng lộc để sống cuộc sống sa hoa, phú quý, Đỗ Mậu đã được CSVN “trả công bội hậu” bằng một vòng hoa phúng điếu gửi đến đám tang có mấy chữ “Toà Đại sứ Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa,” nhưng những người phụ trách tang lễ của nhóm Giao Điểm đã phải vội vã đem giấu vào kẹt cửa vì sợ bàng dân thiên hạ biết được CSVN đã “trả công” cho tên Tướng phản chủ sẽ làm lộ bộ mặt “nằm vùng” của nhóm Giao Điểm.

-Nhà văn Nhật Tiến được CSVN thưởng công  trong việc cổ võ giao lưu văn hóa, ca tụng “trăm hoa vẫn nở trên quê hương” trong nhiều năm bằng cách cho in chung với người em là nhà văn Nhật Tuấn (đã quá vãng) quyển “Quê Nhà – Quê Người.” Nhà văn Nhật Tuấn  khi qua đời “được” Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn “ban” cho một bằng tưởng lệ (sic!)
Khi đạo diễn VC Trần Văn Thủy đến Hoa Kỳ để tiếp tay WJC trong công tác “nhuộm đỏ căn cước” của 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản, Nhật Tiến đã kêu gọi y chang như cái cách kêu gọi của những tên chóp bu VC như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải là phải nên “ổn định để phát triển” đất nước. Nhà văn Nhật Tiến đã hỗn xược gọi những người Việt tỵ nạn không cùng quan điểm với ông ta là “những cái đầu đông đá (sic!)”

Nhà văn Nhật Tiến là một nhà văn đã thành danh trước năm 1975;
Nhật Tiến là một nhà văn đã từng lãnh Giải Thưởng Văn Chương của chế độ miền Nam;
Nhật Tiến là một nhà văn vào năm 1963 đã đọc điếu văn trước khi linh cửu của văn hào Nhất Linh hạ huyệt bằng những lời hoa mỹ:

“… Cái chết của văn hào sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho những khó nhọc mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là tấm gương sáng láng mà mãi mãi những kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy gẫm. 
Chúng tôi nguyện trước anh hồn của văn hào là chúng tôi sẽ nhất quyết theo đuổi con đường cao đẹp mà văn hào đã vạch ra. 
Đó là sự hoàn thành sứ mạng cao quý của các nhà văn. 
Đó là sự chống đối mãi mãi bạo quyền và bạo lực 
Đó là sự đòi hỏi đến kỳ cùng quyền tự do được sống làm người của toàn thể dân tộc, như ý muốn của văn hào trước khi nhắm mắt…”   
Những lời đầy mùi vị hôn đít bạo quyền của nhà văn Nhật Tiến khi trả lời phỏng vấn của cán bộ VC Trần Văn Thủy trong quyển “Nếu Đi Hết Biển”chỉ ghi thêm những vết ô nhục cho nhà văn Nhật Tiến!  
*
Cách đây nhiều năm, chúng tôi đã lên tiếng báo động về những kế hoạch đánh phá của CSVN vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản trong bài viết “Từ Du Kích Chiến Đến Vận Động Chiến Trong Mặt Trận Tuyên Vận Của Việt Cộng Tại Hải Ngoại.”
Trận “vận động chiến” tổng tấn công vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản đã được “phát pháo lệnh” qua việc phái đoàn do Nguyễn Đình Bin, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN đến Washington DC, Houston để móc nối với bọn tay sai nằm vùng đang “mai phục” trong cộng đồng tỵ nạn, và đến San Francisco để tiếp nhận phi cơ mua chịu của Hoa Kỳ.

Qua việc VC mua chuộc Thị Trưởng Willie Brown của thành phố San Francisco tổ chức buổi tiếp tân tại Tòa Thị Chính tại thành phố này, một số tay sai VC đã lộ diện. Nhưng, phải đến khi phái đoàn của Vũ Khoan, Phó Thủ Tướng VC đến Hoa Kỳ thì, CSVN đã phải “lật ngửa” những lá bài tẩy mà chúng đã nuôi dưỡng trong hàng chục năm trời.
*
Trong cuộc họp báo “Bạch Hóa Hồ Sơ Những Đặc Công Việt Cộng” tại Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Việt Nam Bắc California, “cả hai, nguyên và đương nhiệm chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California, các ông Phạm Hữu Sơn, Nguyễn Tái Đàm đều tỏ ý rằng, những kẻ tay sai của Việt Cộng mà công luận đồng hương địa phương đang đề cập đến như một làn sóng phẫn nộ lan truyền cùng khắp cộng đồng là gồm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, luật sư Nguyễn Hữu Liêm, ca sĩ Ái Vân, nhà báo Trần Đệ, bà Quinn Trần và cán bộ VC Trần Tiến.” (Bán tuần báo Sàigòn USA số 626, Thứ Ba, 23-12-03).

Và luật sư Nguyễn Tâm, trong buổi hội thảo với những dẫn chứng thực tế, xuất xứ rõ ràng, rành mạch về những bài viết, những lời tuyên bố, phát biểu trong những lần hội thảo với những người cùng nhóm (nhóm Việt Studies do Cao Huy Thuần, Ngô Vĩnh Long [con của bà Ngô Bá Thành – kẻ đã từng tuyên bố CSVN không đem các sĩ quan QLVNCH đi trình diện học tập cải tạo ra xử tử là khoan hồng lắm rồi (sic!)]… – ghi chú của người viết) trước đây đã đăng trên báo chí, kể cả báo của VC trong nước được tuần tự trình bày trước cử toạ, luật sư Nguyễn Tâm đã kết luận:
“Với những chứng tích không thể chối cãi được về những hành vi của mình, luật sư Liêm đã tự minh định rõ ràng là ông ta đã tách rời, phản bội lại cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam mà ông ta đã từng là người đồng cảnh để làm tay sai cho ngụy quyền Hà Nội.” (Bài báo đã dẫn).
*
Là một người viết văn, làm báo ngay từ khi đặt chân đến Hoa Kỳ, tôi xin trình bày những hiểu biết của tôi về việc CSVN đã móc nối với một số bồi bút, tay sai đã được bố trí tại hải ngoại để từng bước thực hiện công tác giao lưu văn hóa để đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản.
1.Bước đầu tiên được tay sai VC và bọn phản chiến Mỹ thực hiện vào năm 1987.
Tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, một sinh viên du học trước năm1975 đã vận dụng Trung Tâm William Joiner (WJC) thuộc trường đại học Massachusetts, Boston (UMB) mời hai nhà văn Lê Lựu và Ngụy Ngữ qua để nói chuyện về “lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam.”

Lê Lựu là một nhà văn miền Bắc, cấp bậc Đại Tá. Ngụy Ngữ là một nhà văn miền Nam. Vào thập niên 60, Ngụy Ngữ, theo tôi biết, lúc đó, mang cấp bậc Trung sĩ QLVNCH, nhưng khi qua Mỹ để nói về “lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam” thì được giới thiệu là Trung úy QLVNCH, xuất thân từ Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Khi về nước, Lê Lựu viết quyển “Một Thời Lầm Lỡ & Trở Lại Nước Mỹ.”  Anh nhà văn này đúng là “nói láo như Vẹm” khi viết trong quyển sách khoe khoang lếu láo là “ở Mỹ có người năn nỉ đề nghị mua nhà cho anh ta ở để anh ta… viết văn,” và “tờ Washington Post đã mời anh ta làm chủ bút. (sic!)” (Trình độ “đái ra Anh ngữ” như ông dịch giả Nguyễn Ngọc Bích, người có thành tích lẫy lừng là đã dịch hai chữ “bể dâu” ra Anh văn là “mulberry sea” còn chưa dám viết liều như Lê Lựu!)

Ngụy Ngữ khi đến miền Đông Hoa Kỳ có liên lạc với họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, do đó, khi về nước anh ta viết bài “Gặp Gỡ Ở Mỹ” đăng trên tờ Đoàn Kết là tờ báo của “Việt kiều yêu nước” ở Pháp, chê bai “tự do ở Mỹ như miếng bíp-tết thối” và khoe là đã liên lạc điện thoại với các nhà văn Mai Thảo, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Thái Lãng… Bài viết đuợc báo chí Việt ngữ ở Hoa Kỳ phổ biến khiến các nhà văn được Ngụy Ngữ nêu tên phải lên tiếng đính chánh là mình “bị” Ngụy Ngữ gọi điện thoại và phải trả lời vì trước kia có quen biết. Tưởng cũng nên biết là các nhà văn Võ Phiến (đã quá vãng), Nguyễn Xuân Hoàng là những người trước năm 1975 đã có công “lăng xê” Ngụy Ngữ. Nhà văn Võ Phiến “lăng xê” Ngụy Ngữ trên tạp chí Bách Khoa. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng lúc đảm nhiệm chức Tổng thư ký tạp chí Văn khoảng năm 1972, có đăng tải truyện ngắn “Con Thú Tật Nguyền” của Ngụy Ngữ. Truyện này bị Bộ Thông Tin VNCH kiểm duyệt phải xé bỏ. Sau 1975, truyện ngắn này được một đạo diễn VC quay thành phim “Karma” (tạm dịch Nghiệp Quả) để tuyên truyền cho VC.
     2 -Không hiểu vô tình hay cố ý, vào năm 1993, nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, trong buổi ra mắt sách “Người Di Cư Nhức Đầu Vừa Phải” của nhà văn Nguyễn  Bá Trạc tại phòng họp của thành phố San Jose tại số 70 đuờng Hedding đã thực hiện bước thứ 2 của công tác giao lưu văn hóa là đã tổ chức buổi hội luận với chủ đề “Hoàn Cảnh Và Tâm Tình Của Những Người Cầm Bút Hải Ngoại.” Các tham luận viên của buổi hội thảo gồm các nhà văn Đào Khanh (lúc đó dịch tin cho tờ Thời Báo), Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Liên, nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc. Nhà thơ Hà Thượng Nhân (đã quá vãng) cũng có tên trong danh sách tham luận viên, nhưng ban tổ chức cho biết vì bị bệnh và người thay thế là Thượng Văn (tức ký giả Lâm Văn Sang của tuần báo Việt Mercury [đã đình bản] và hiện nay – năm 2007- là Tổng thư ký tuần báo VTimes, ở San Jose). Điều hợp viên là các ông Lê Đình ĐiểuGiám đốc điều hành nhật báo Người Việt (đã chết), Vũ Văn Lộc và Nguyễn Bá Trạc.

Trong bài thuyết trình của mình, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã lược qua các giai đoạn sinh hoạt văn nghệ tại hải ngoại từ năm 1975 đến năm 1993 và sau đó đề cập đến 3 vấn đề:
-Cách biệt giữa thế hệ già và trẻ lớn lên ở xứ người.
-Có tự do viết ở hải ngoại hay không?
-Giao lưu văn hóa giữa hải ngoại và quốc nội.

Cựu Trung tá Nhảy Dù Bùi Đức Lạc đã chất vấn về những đoạn văn mà nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã viết về người lính Nhảy Dù (như chuyện nhà văn này viết lính Nhảy Dù QLVNCH cắt lỗ tai VC xỏ xâu đeo.) Nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã đưa ra lời xin lỗi đối với tập thể những người lính Nhảy Dù QLVNCH nếu ông đã vô tình có những lời lẽ không tốt với tập thể những chiến sĩ oai hùng này.

Chúng tôi, lúc đó là chủ bút tuần báo Đại Dân Tộc xuất bản tại San Jose, đã đặt câu hỏi với ông Vũ Văn Lộc về vấn đề “giao lưu văn hóa giữa hải ngoại và quốc nội – mà nhà văn Nguyễn Mộng Giác vừa đặt ra – nếu xảy ra thì chúng ta đã tạo diễn đàn cho Việt Cộng”. Ông Vũ Văn Lộc cho biết là ông ta “chống hợp lưu và giao lưu” (nguyên văn). Nhưng sau này, chính ông Vũ Văn Lộc, với bút hiệu Giao Chỉ đã viết lời giới thiệu “khoe” cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến là khách mời của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, là “nhà văn trong nước viết bài phản kháng đợt đầu tiên,” gọi những ngày sau tháng 4-1975 là “thời kỳ Thống Nhất đất nước” (với hai chữ “Thống Nhất” do ông Vũ Văn Lộc viết hoa) khi giới thiệu bài viết “Ngọn Gió Thổi Những Chiếc Lá Bay Qua Đại Dương” của cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến lấy từ tạp chí Hợp Lưu do Khánh Trường chủ trương đăng lại trên mục “Tạp ghi” của tờ Thời Báo.

    -Bước thứ 3, nhà văn Nguyễn Mộng Giác tham dự cuộc hội thảo “Bể Dâu Conference Vietnam and America 1995”tại trường đại học San Francisco do Việt gian Vũ Đức Vượng, là một sinh viên du học trước năm 1975, tổ chức.

Buổi hội thảo có phần bình văn lấy từ tuyển tập truyện ngắn “The Other Side Of Heaven” (Phía Bên Kia Thiên Đường). Tuyển tập gồm 18 truyện ngắn (6 truyện ngắn nguyên bản Anh ngữ, 12 truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam gồm 4 truyện ngắn ở trong nước của các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái và 8 truyện ngắn của các nhà văn hải ngoại (Võ Phiến, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Vũ, Andrew Lâm, Phan Huy Đường, Lai Thanh Hà).

Buổi hội thảo đã bị hàng trăm người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản phản đối. Trong khi hàng trăm người đứng dưới trời giá rét để đưa cao các biểu ngữ phản đối:
“Ai gây ra cuộc bể dâu 
Việt gian, Việt Cộng làm đau dân mình!”
thì, bên trong hội trường, nhà văn Nguyễn Mộng Giác xin xỏ với hai nhà văn đi từ trong nước là Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái chuyển lời xin nhà cầm quyền Cộng sản để “hàn gắn những vết thương xưa cũ và hòa giải dân tộc (!)”

Một thời gian sau, theo tin báo chí, nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng đã được cán bộ văn hóa cao cấp của CSVN là Mai Quốc Liên tưởng thưởng – như đã tưởng thưởng cho nhà văn Nhật Tiến – bằng cách cho in và phát hành ở trong nước quyển tiểu thuyết “Sông Côn Mùa Lũ” mà ông ta là tác giả.
  Bước thứ 4, tham gia chương trình “Tái Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài”(Re)contructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora) do William Joiner Center (WJC) thực hiện.
Trong chương trình tuyển chọn đợt đầu có sự hiện diện của hai cán bộ VC Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi đã bị ông Nguyễn Hữu Luyện, một Sĩ quan Biệt kích Nhảy Bắc bị VC giam cầm 27 năm, đứng chung với 11 nguyên đơn kiện WJC.

Trong đợt tuyển chọn thứ hai, niên khóa 2001-2002 có Đặng Tiến, một tay thiên Cộng hạng nặng ở Paris, cũng là một sinh viên du học trước năm 1975, Và luật sư Nguyễn Hữu Liêm tức Henry Liêm. Luật sư Nguyễn Tâm đã tố cáo những hành động “đặc công văn hóa” của ông này tại tòa soạn báo Sàigòn USA vào ngày 13-12-2003 và tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng vào ngày 20-12-2003 vừa qua.

Trong danh sách 15 người được tuyển chọn cho chương trình viết về người Việt ở nước ngoài của WJC cho niên khóa 2002-2003, có tên các nhà văn Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong là những người thay phiên nhau làm chủ bút tạp chí Văn Học. (Hiện nay, chắc là vì đã hoàn tất nhiệm vụ (?!) nên tạp chí này đã được giao lại cho Cao Xuân Huy [đã quá vãng], tác giả Tháng Ba Gãy Súng.)

Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (đã quá vãng) là chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Văn trước đây do nhà văn Mai Thảo thực hiện tại hải ngoại. Ông này trước kia là Tổng thư ký của nhật báo Người Việt, tạp chí Thế Kỷ 21. Đã từng là Tổng thư ký tuần báo Việt Mercury tại San Jose. Hiện nay (2007) đứng tên Chủ biên tuần báo Việt Tribune do vợ ông ta là Trương Gia Vy đứng tên Chủ nhiệm.

Trong những bài viết với mục đích đánh phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản, ca tụng Việt Cộng của Nguyễn Hữu Liêm, thì những bài viết đánh phá “nặng ký” như các bài “Cái âm điệu tủi thân, bi đát” được đăng trên tạp chí Văn do nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng làm chủ nhiệm, chủ bút; bài “Cái tật văn chương tào lao” được đăng trên tạp chí Văn Học do hai nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong thay nhau làm chủ bút; và bài “Đi tới từ bài học Bích Câu” được đăng tải trên tuần báo “ốc Mỹ mượn hồn Việt” Việt Mercury do Nguyễn Xuân Hoàng làm Tổng Thư ký và Trần Đệ đứng tên chủ nhiệm.

Qua các “sự biến” (xin mượn chữ của Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ) trên đây cho thấy những người chủ trương các tạp chí Văn, Văn Học, tuần báo Việt Mercury đã liên kết thành một mạng lưới truyền thông đăng tải những bài viết của Nguyễn Hữu Liêm để tạo hỏa mù làm rối loạn cộng động trong trận “vận động chiến” tổng tấn công vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản tại Bắc California, sau khi Tổng lãnh sự Nguyễn Mạnh Hùng được phép toàn quyền sử dụng hàng tỷ Mỹ kim của cái gọi là Quỹ Hỗ Trợ Cộng Đồng.
*
Như trong các bài viết trước đây chúng tôi đã báo động là sau các trận “du kích chiến”, CSVN sẽ mở trận “vận động chiến” tổng tấn công vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại, trong đó có âm mưu thâm độc của William Joiner Center (WJC) thuộc trường Đại học Massachusetts Boston với dự án “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” được WJC dịch ra Việt ngữ là “Tái Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài” do tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, một sinh viên du học trước năm 1975, giám đốc đương nhiệm của chương trình nghiên cứu về người Việt tỵ nạn cộng sản của WJC/UMB, phối hợp với những tên Mỹ phản chiến như Kevin Bowen, David Hunt, đồng giám đốc của Trung tâm William Joiner.

Tên “trí thức đỏ” Nguyễn Bá Chung đã trả công cho những tên tay sai là Nguyễn Hữu Liêm và Đặng Tiến được được tham gia chương trình “Tái xây dựng diện mạo…” người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản niên khóa 2001-2002.
Và hai nhà văn “đặc công văn hóa” đã mai phục từ lâu trong văn giới hải ngoại là Nguyễn Mộng Giác và Hoàng Khởi Phong cũng đã được tên Việt gian Nguyễn Bá Chung “trả công bội hậu” bằng cách cho hai ông nhà văn này tham dự “cuộc hiếp dâm lịch sử,” sửa lại căn cước của người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản của WJC trong niên khóa 2002-2003.

Qua việc tuần báo Việt Mercury, tạp chí Văn, tạp chí Văn Học đăng tải các bài viết rác rưởi, điên cuồng đánh phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chê bai cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản của Nguyễn Hữu Liêm, cùng với việc Quinn Trần, một thành viên của các tổ chức VNHelp (do Vũ Đức Vượng sáng lập), Viet Heritage Foundation được nhật báo San Jose Mercury News tôn phong làm “lãnh tụ,” “đại diện,” “phát ngôn nhân” của 146,000 người Việt thuộcquận hạt Santa Clara và sau đó, y thị đã cùng Trần Đệ, chủ nhiệm tuần báo Việt Mercury tổ chức đón tiếp Vũ Khoan, Phó Thủ tướng VC tại thành phố Mountain View đã làm lộ rõ các bộ mặt “đặc công văn hóa” của các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Xuân Hoàng.

Nhà văn Hoàng Khởi Phong, tức cựu Đại úy Quân Cảnh Nguyễn Vinh Hiển của QLVNCH. Theo lời “tự thú” của ông ta trong quyển “Nếu Đi Hết Biển” thì ông ta đã “chạy trốn tổ quốc” khi VC cưỡng chiếm miền Nam. Xin miễn có ý kiến đối với một sĩ quan QLVNCH đã đào ngũ trong thời chiến, nay lại còn hãnh diện “khoe” với tên VC Trần Văn Thủy là đã “chạy trốn tổ quốc!” Nhà văn Hoàng Khởi Phong, kẻ tự nhận là mình “chạy trốn tổ quốc” hiện nay đã về sinh sống tại Việt Nam.

Các ông Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng là giáo sư của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai ông đều là nhà văn “thành danh” trước tháng Tư năm 1975. Nay, vì chút danh lợi cuối đời, các ông này đã cam tâm làm lợi cho VC, làm tay sai cho chủ Mỹ quay lại đánh phá những người đã từng đồng cảnh với mình là cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản.
Đáng giận thay, mà cũng tội nghiệp thay!
*
“Tôi nhận mọi trách nhiệm trước pháp luật, và trên hết, trước lương tâm của một con người còn tin tưởng giá trị làm người” khi trình bày những hiểu biết của tôi về những nhà văn, nhà báo “đặc công văn hóa” đã và đang ra sức đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản. Xin mượn một câu viết của Thượng Toạ Thích Tuệ Sĩ để chấm dứt bài nói chuyện hôm nay.

Xin cám ơn Ban tổ chức đã cho chúng tôi cơ hội trình bày vấn đề để “lật tẩy những nhà văn, nhà báo “đặc công văn hóa” tại hải ngoại.
Xin cám ơn đông đảo quý đồng hương hiện diện hôm nay.
NGUYỄN THIẾU NHẪN
(*) Viết lại từ bài thuyết trình tại Diễn Đàn Cộng Đồng: “Bạch Hóa Hồ Sơ Những Đặc Công” do Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng ngày 20-12-2003. Có bổ túc thêm nhiều chi tiết để các độc giả không có tham dự buổi họp hiểu rõ vấn đề.






__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List