QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, June 11, 2016

Hình ảnh & phim Đêm Thắp Nến Toronto






Trong tâm tình hướng về Quê hương và Đồng bào trong cơn thảm họa môi trường, nhóm Thiện Chí Toronto, với sự hỗ trợ của nhiều hội đoàn, đã thực hiện ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM tại Toronto City Hall vào tối thứ Sáu 3 tháng Sáu, 2016. Ngoài môi trường nhiễm độc tai hại lâu dài, không có cá, muối để ăn, thất nghiệp, bị bắt bớ trù dập khi biểu tình ôn hòa, còn dẫn tới việc nhiều em sẽ thất học vì gia đình không còn đánh cá có tiền đóng học phí, tương lai trẻ em VN càng mù mịt thêm. Thương quá không biết làm sao hơn!
Ngoài việc thực hiện các thỉnh nguyện thư Petition gởi chánh phủ Canada, một nhóm anh em Toronto cũng đã đi gặp các dân biểu Liên Bang Canada tại Ottawa để vận động.
Xin gởi một số hình ảnh:
Phóng sự ngắn 3 phút do SBTN Canada thực hiện:


Đoạn phim 15 phút do SBTN Canada thực hiện:


Tin ngắn 1 phút do VIETV (Thời Báo) thực hiện:


Đoạn phim 10 phút do VIETV thực hiện:

Phóng sự dài của VBS Canada:


Bài tường thuật trên Thời Báo:

Hình ảnh do anh Trần Minh Thành & thân hữu chụp:

Hình ảnh do Trương Trung Roger chụp:

Hình ảnh do anh Báu Chính chụp:

Hình ảnh & phim đầy đủ trên blog của GS Đàm Trung Phán:

Tin, hình và các video do anh Đặng Hoàng Sơn thực hiện (Xin bấm vào các hàng chữ màu xanh bên dưới để xem):

ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN
CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Do Nhóm Thiện Chí và đa số các tôn giáo, hội đoàn cùng tổ chức 
tại Toronto City Hall từ 8 đến 11 giờ đêm, 03/06/2016.
Trong tâm tình hướng về Quê Hương và Đồng Bào trong cơn thảm họa môi trường, anh chị em Nhóm Thiện Chí Toronto, với sự hỗ trợ của đa số các hội đoàn, đã thực hiện thật tốt đẹp một ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM.
Nhóm Thiện Chí là nhóm anh chị em có lòng quan tâm đến những việc lợi ích chung trong cộng đồng và xã hội, đã tổ chức tốt đẹp đêm gây quỹ cho Tsunami Nhật bản năm 2011 và 3 sinh hoạt cộng đồng tháng 10, 2014 ( Giới thiệu ông John Tory khi ứng cử thị trưởng, ra mắt Đặng Chí Hùng, TNS Ngô Thanh Hải nói chuyện về bầu cử.)
Chương trình bắt đầu từ 8 đến 11 giờ tối Thứ Sáu, ngày 3 tháng 6, 2016 tại Toronto City Hall với khoảng 600 người tham dự, sân khấu trang trí thật đẹp với những cây nến sáng thật to, bản đồ Việt Nam và bàn thờ Tổ Quốc trang nghiêm.
Ngoài phần Chào Cờ khai mạc, tới các bài hùng ca, thánh ca trong tâm tình nguyện cầu hướng về quê hương, cũng đã có nghi thức cầu nguyện của các tôn giáo rất ý nghĩa cảm động. 
Tiếp theo là phát biểu của Thượng Nghị Sỹ Ngô Thanh Hải, Thượng Tọa Thích Tâm Hòa, Linh Mục Phan-xi-cô Trần Đình Toản, ông Nguyễn Văn Phát đại diện Hội Người Việt và ông Sid Ikeda, cựu Special Ambassador của Cộng Đồng Nhật Bản. Ngoài ra còn có chia sẻ tâm tình của giới trẻ, lời cầu nguyện của thiếu nhi. 
Tiếp theo là phần đọc Thỉnh Nguyện Thư gởi Chính Phủ Canada do bác sĩ Lê Thuần Kiên phụ trách. Sau đó mọi người đã lên cầu nguyện và đặt nến hướng về bàn thờ Tổ Quốc, hiệp thông với đồng bào khắp nơi.
Đêm Thắp Nến dù thực hiện gấp rút nhưng các ban Nhạc, Hợp Ca, Múa, Tiếp Tân, Trang Trí, Trật Tự, Bàn Thờ, Sân Khấu, Vệ Sinh, MC's đều ra sức làm việc thật nhịp nhàng và hữu hiệu. 
Hình ảnh quý đại diện tôn giáo lên đứng cạnh nhau trước bàn thờ Tổ Quốc, hình ảnh mọi người, nhất là các vị lão niên & trẻ em cùng nhau nâng cao ngọn nến hướng về quê nhà trong cơn khổ nạn thật cảm động.
Chúng ta luôn cùng chung một tấm lòng yêu thương, một quyết tâm không để đồng bào mình mãi chịu sự ức hiếp của bạo quyền Cộng sản, không chấp nhận nhìn đất nước rơi vào ách đô hộ của giặc Tàu. Những điều này chắc chắn đồng bào trong nước đều cảm nhận được và trân trọng, cảm kích. Họ sẽ vững tin hơn trên con đường gian khổ. đấu tranh để đòi lại quyền làm người, quyền được sống xứng đáng với phẩm giá của con người.
Mong mỗi người chúng ta sẽ giữ mãi ngọn nến mình đã thắp lên hôm nay trong trái tim, và luôn hướng lòng về đồng bào với quyết tâm đồng hành với họ đến cùng.
Mời xem thêm video cuả  Thanh Tâm SBTN. 
Nhạc sĩ Mai Đằng:  Đêm Thắp Nến phần 1 Đêm Thắp Nến phần 2.











__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, June 9, 2016

Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt kỷ niệm 50 năm thành lập


Matthew Trần:

Tôi cãm thấy rất vui mầng và cãm động khi xem  bài tường thuật "Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt".
Tôi thiết nghĩ là Trung Tướng Trần Văn Trung, TCT/TC/CTCT sẽ hân hoan và cãm động đễ xem/đọc bài tường thuật zưới đây vì vậy, tôi sẽ chuyễn qua Fáp  ngay đễ Lão Tướng xem.
 Cầu mong Lão Tướng sẽ đũ sức khõe đễ xem.

Thân ái,

MT

Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt kỷ niệm 50 năm thành lập
Tuesday, June 7, 2016 1:39:08 PM 
   



Văn Lan/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV) - Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt vừa tổ chức trọng thể lúc 7 giờ Chủ Nhật, 29 Tháng Năm, tại nhà hàng Seafood Place, Garden Grove.

Lễ chào quốc quân kỳ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Buổi hội ngộ đoàn viên của sáu khóa sinh viên sĩ quan cùng một trường mẹ, từ Nguyễn Trãi 1 đến Nguyễn Trãi 6, từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về sum họp.

Đặc biệt, có Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, cựu chỉ huy trưởng của trường, cùng phu nhân, và nhiều sĩ quan cơ hữu, sĩ quan phụ khảo văn hóa vụ, sĩ quan bộ chỉ huy, các niên trưởng và đồng môn SVSQ của trường cũng về tham dự.

Mọi người đến tham dự được nhìn những hình ảnh xưa của trường đại học CTCT Đà Lạt được trưng bày trước cửa nhà hàng, cùng hình ảnh các vị giáo sư khả kính của trường, các SVSQ trong những ngày đầu gia nhập, các sĩ quan CTCT tại các chiến trường miền Nam Việt Nam, những kỳ họp đại hội CTCT, các chương trình văn nghệ CTCT trên thế giới…

Hai MC chính của chương trình là hai cựu SVSQ Vũ Trọng Khảo và Lê Quốc Hùng chào mừng tất cả mọi người tham dự bằng một bài diễn văn đầy cảm động.

Kể từ 50 năm trước, năm 1966, có những chàng trai trẻ đã từ bỏ giảng đường, gia đình và phố thị để nghe theo tiếng gọi non sông, lên đường bắt đầu một hành trình mới của những người trai thời chinh chiến. Trường đại học CTCT Đà Lạt mới được thành hình đã đón chào họ như những người con yêu và họ bắt đầu bước vào trường, thổi những hơi thở đầu tiên làm thành sự sống cho trường mẹ.

 Họ là những người đầu tiên, là những viên gạch lót đường mở đầu cho một thời hào hùng và gian khổ với tên gọi “Hành trình SVSQ,” tiếp theo là các khóa đàn em cho đến Khóa 6 cuối cùng.

Lễ truy điệu anh linh chiến sĩ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Với những thăng trầm đổi thay của lịch sử, với những oan nghiệt của vận nước, trường xưa không còn nữa. Giờ đây, 50 năm đã trôi qua, những SVSQ ấy cũng từng là những sĩ quan chỉ huy, những sĩ quan tham mưu ưu tú của quân lực VNCH.
Họ đã trở thành những người lính già, ngày một nhạt phai theo thời gian, đã chạm đến hoàng hôn của cuộc đời, nhưng trong họ, hình ảnh và kỷ niệm của những ngày cùng nhau sống trong thời SVSQ vẫn còn đậm nét và sống mãi theo thời gian.
Trong họ, đất nước vẫn còn sống, trường mẹ vẫn còn sống bởi vì những chuyện ngày xưa của trường mẹ từ ngày có tên đến ngày không còn, vẫn được họ cùng nhau làm sống lại trong mỗi kỳ họp mặt, đại hội, và nối kết họ lại với nhau chỉ bằng tên gọi, một danh xưng bừng sáng. Trong trái tim họ vẫn còn một nhịp đập chung và hơi thở chung, danh xưng ấy là SVSQ trường đại học CTCT Đà Lạt.
Tiếp theo, trưởng ban tổ chức, ông Phạm Văn Long, cựu SVSQ Khóa Nguyễn Trãi 3, tổng hội trưởng Tổng Hội Ái Hữu Cựu SVSQ trường đại học CTCT Đà Lạt, nói lời chào mừng đại hội.

Ông nói: “Ngày hôm nay, chúng ta từ khắp nơi trên thế giới và các tiểu bang Hoa Kỳ, gặp nhau nơi đây để ôn lại chặng đường đã gắn bó và sau năm 1975, mỗi người mỗi ngả chia lìa để rồi cùng nắm tay từng bước tiến đến tổng hội ngày hôm nay, trong tình huynh đệ, tình niên trưởng, và đồng môn. Sự lớn mạnh của tổng hội hôm nay, nhiệm kỳ thứ 18, là công sức của đại gia đình Nguyễn Trãi.”

Kế tiếp, ông Lâm Ngươn Tánh được mời khai mạc buổi lễ.
Sau đó, nghi thức chào quốc quân kỳ và phút mặc niệm với lời ai điếu được cử hành thật long trọng.
Lễ tưởng niệm những người đã bước vào cửa tử sinh bằng tình yêu đất nước và dâng hiến. Máu của họ đã đổ trên đồi 46, 48 và  khắp mọi miền đất Việt thân yêu, họ đã vĩnh viễn nằm xuống trong nghĩa cử cao cả nhất của đời trai, vị quốc vong thân, tổ quốc, danh dự và trách nhiệm. Những người đã vùi thây trong lao tù đày ải, bỏ mình trên đường tìm tự do, rừng sâu núi thẳm, biển rộng muôn trùng, đã nhắm mắt trên miền đất quê hương thứ hai, hay chính trên quê hương mà vẫn hoài vọng về tổ quốc Việt Nam với cờ vàng ba sọc đỏ linh thiêng. 
Trong không khí thiêng liêng, những ngọn nến được thắp lên để tưởng nhớ đến anh linh cố đại tá chỉ huy trưởng Nguyễn Quốc Quỳnh, cố đại tá chỉ huy phó Đỗ Văn Sáu, cố trung tá tham mưu trưởng Nguyễn Quang Vinh, cố trung tá trưởng văn hóa vụ Hoàng Minh Hòa, và 224 SVSQ đã mãi mãi ra đi.

Cùng nhau ôn lại kỷ niệm qua các hình ảnh. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Một cảnh thật hào hùng bi tráng với ngọn súng cắm ngược bên cạnh chiến nón sắt và đôi giày trận, để tưởng nhớ anh linh các tử sĩ trong nền nhạc bài “Thắp Cho Anh Một Ngọn Đèn” và “Nguời Tình Không Chân Dung” sáng tác Hoàng Trọng do cô Mai Phương, hậu duệ của Nguyễn Trãi 3 Nguyễn Đức Tiến, đến từ Oklahoma, cất lên cùng với tiếng kèn truy điệu.
Một slide show về hành trình SVSQ được chiếu trên màn ảnh rộng, giới thiệu về lịch sử hình thành của trường, từ khi mới thành lập với cổng Lam Sơn, với khung cảnh giảng đường, thư viện, câu lạc bộ, cho đến những cảnh huấn luyện gian khổ, mùa văn hóa quân sự và chuyên môn,…do cựu sinh viên Nguyễn Trãi 3 Nguyễn Văn Quang tại Las Vegas và chị Thoại Anh, phu nhân của cựu sinh viên Nguyễn Trãi 3 Diệp Văn Oánh, ở Úc, cùng thực hiện.
Kế tiếp, nghi thức chúc thọ do ông Trịnh Tùng, cựu sinh viên Nguyễn Trãi 2, trong ban cố vấn của tổng hội, chúc mừng thượng thọ cựu Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh cùng với các vị cao niên thân phụ, thân mẫu các cựu SVSQ hiện diện.

Tiếp theo, ông Lâm Ngươn Tánh dùng thanh kiếm lệnh cổ truyền của trường cắt chiếc bánh kỷ niệm 50 thành lập, và mọi người cùng quây quần hát bài hát “Happy Birthday.”

Trong dịp này, đặc san “Ức Trai” của tổng hội được phát hành với nhiều bài vở thật đặc sắc của các cựu sinh viên sĩ quan CTCT Đà Lạt trên toàn thế giới.
Chương trình văn nghệ được tiếp tục với các tiết mục của hậu duệ cựu SVSQ các khóa.

Truờng đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt thoát thai từ trường Quân Báo-Tâm Lý Chiến Cây Mai (1956). Sau vì nhu cầu cán bộ chiến tranh tâm lý ngày một gia tăng, trường Quân Báo Cây Mai được tách ra để trở thành Trung Tâm Huấn Luyện Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng.

Theo đà phát triển của QLVNCH, đòi hỏi một tầng lớp cán bộ có trình độ văn hóa cấp đại học để cung ứng cho ngành CTCT và các quân binh chủng, trường được biến cải thành đại học Chiến Tranh Chính Trị theo sắc lệnh số 18/SL/QP ngày 18 Tháng Ba, 1966.

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Ngày Nhớ Huế 2016 Tại Houston

 

Nhìn Ra Bốn Phương : Ngày Nhớ Huế 2016 Tại Houston - Phóng viên Xây Dựng...








From: "Tran Tri Hoang
Sent: Wednesday, June 8, 2016 8:47 PM
Subject: [Daploisongnui] Sinh Hoạt Cộng Đồng - Ngày Nhớ Huế 2016 Tại Houston - Phóng Viên Xây Dựng

 

Ngy Nhớ Huế 2016


Ngày Nhớ Huế 2016
Tại Houston
                                                                 Phóng viên Xây Dựng
(Tạp Chí Xây Dựng Năm Thứ 33 – Số 839 – Phát hành ngày 11-6-2016 tại  Houston  –  Texas )


















 “Ngày Nhớ Huế” là một sinh hoạt định kỳ của Hội Tương Tế Cố Đô Huế, được tổ chức mỗi năm một lần, rất qui mô, trọng thể.
Cách đây 30 năm, khi Hội vừa thành lập (1986), do công khó của cụ Lê văn Hiệp, chủ nhân một tiệm vải lớn tại Houston (Tân Đại Nam), toạ lạc trên đường San Jacinto.
 Trước 1975, cụ Hiệp là vua xuất nhập cảng ngành Tơ Lụa ở Huế, cụ cũng là chủ nhân nhiều đại khách sạn ở  Saigon  trong đó có khách sạn Embassy.
  Sau khi thành lập Hội, cụ Lê văn Hiệp giữ nhiệm vụ Hội Trưởng (2 năm). Mấy năm sau, cụ dẹp tiệm Vải, về Pháp nghỉ hưu (vừa tạ thế cách đây không lâu). Công việc điều hành Hội được bàn giao cho cựu Đại tá Trương Như Phùng.
















Thuở đó (1986), truyền thông của đồng hương vùng  Houston , chỉ có báo giấy (Ngày Nay, Thống Nhất, Xây Dựng). 

Trong cộng đồng Việt lúc bấy giờ không có đài phát thanh và truyền hình Việt ngữ hoạt động thường xuyên, lại chưa có điện thọai cầm tay, không có internet, vì vậy, sinh hoạt của cộng đồng Người Việt QG (do ông Nguyễn văn Nam thành lập) và hội Đồng Hương xứ Huế hoạt động trong vòng hạn hẹp, vì dân ít, đất rộng, phương tiện không có. Hơn thế nữa, đồng hương vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ (1975) hoặc đến theo diện Vượt Biên (1982-1986)  chưa ổn định công việc làm, con cái còn nhỏ, nên việc “làng” việc “Hội”, chỉ nhìn vào tấm lòng hy sinh của mỗi cá nhân, để lưu giữ tinh thần đấu tranh (chống CS) và truyền thống Việt.






























Trong không gian đất rộng người thưa, nhưng không khí lúc nào cũng sôi động, Hội Tương Tế Cố Đô Huế là Hội đồng hương đầu tiên được cụ Lê văn Hiệp thành lập tại Houston.
Những đóng góp tích cực từ thuở ban đầu của cụ Hiệp đã làm hồi sinh tinh thần người xứ Huế, khích động đồng hương xứ khác, bằng quan hôn tương tế, bằng chia xẻ tình thương của người cùng xứ sở, vì vậy số hội viên ngày một đông, nhất là từ khi được bàn giao cho cựu Đại Tá Trương Như Phùng. Lý do này cũng dễ hiểu, bởi vì sau đó có làn sóng đồng hương rầm rộ đến Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình ODP, rồi đến diện cựu tù nhân Chánh trị, nói nôm na là diện HO (1995) lần lượt định cư tại Houston. Từ đó, Hội Tương Tế Cố Đô Huế ngày càng lớn, mạnh, qui tụ đông đảo hội viên.Hội có lập trường Quốc Gia rõ ràng, minh bạch qua sự hướng dẫn của người Hội trưởng và Ban Chấp Hành. Trong quá khứ, Ban Chấp Hành của Hội rất nỗ lực và tích cực với nhiều vị, trong đó có Hội phó Hà văn Đáng (đã qui tiên), ông Hoàng văn Lộc, ông Ngô văn Khán, ông Nguyễn Mậu Bân v.v.































Kể từ ngày thành lập, hằng năm Hội thường tổ chức một buổi cơm họp mặt, với danh xưng “Ngày Nhớ Huế”, để tưởng nhớ ngày kinh đô thất thủ năm Ất Dậu, 1885. Chương trình gồm cơm trưa, văn nghệ, cúng lễ theo nghi thức cổ truyền.
Đây là dịp cho các hội viên và gia đình gặp gỡ. Ngoài các sinh hoạt quan hôn tương tế theo Nội Qui, Hội viên khi gia nhập phải đóng niên liễm ($15), khi nằm xuống được Hội góp công sức trong việc tổ chức tang ma, nhận tiền phúng điếu tùy theo ngân qũy của Hội.
Tính đến hôm nay, tháng 6, 2016; sau 30 năm, Hội Cố Đô Huế đã có hơn 500 hội viên, là Hội đồng hương có ngân khoản lớn nhất so với các hội đang sinh hoạt trong thành phố, vì các hội viên có đóng tiền niên liễm. Nhờ vậy, Hội đã có lần nhờ báo Xây Dựng chuyển tiền về giúp đỡ anh em Thương Phế Binh (miền Trung). Các thành viên của Ban Chấp hành Hội, luôn có mặt để chia vui xẻ buồn cùng các hội đoàn bạn.



















Trong thời gian làm Hội Trưởng, ông Phùng làm việc tích cực, hăng hái trong sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng NVQG. Ông bà Phùng rất siêng năng và chịu khó trong công tác của Hội: quan hôn tang tế, cầu nguyện, thăm viếng khi có Hội viên đau ốm, đọc kinh tụng niệm khi quá vãng, nên ông đã được lưu nhiệm trong nhiều nhiệm kỳ. Ông cũng là người tiên phong đi quyên góp mỗi khi biết một cư dân Việt nào đó, mãn phần mà không có thân nhân, không có tiền tang ma để lo hậu sự. Do vậy mà trong Hội cũng có hội viên gốc miền  Nam .
Thời gian gần đây, tuổi hạc đã cao (82), ông Trương Như Phùng bàn giao chức vụ Hội Trưởng cho ông Tôn Thất Hoa vào ngày 10 tháng 11, 2012.
Ông Tôn Thất Hoa là cựu Trung Tá, phục vụ tại Phòng 1 và Quân Pháp của Bộ Tham Mưu Quân Đòan I. Ông là một sĩ quan Tham Mưu cao cấp, đã phục vụ qua hai đời Tư Lệnh: Trung Tướng Hòang Xuân Lãm và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.































Từ thời gian nhận chức, ông bà Tôn Thất Hoa đã đi tiếp con đường dang dở của ông Phùng, cũng bằng sự tích cực, sự nồng nhiệt, điều hành công tác của Hội rất qui cũ..
Đây là năm thứ 4, ông Tôn Thất Hoa tổ chức sinh hoạt Ngày Nhớ Huế. Năm nào Hội cũng tổ chức tại nhà hàng Phoenix Seafood, vì khung cảnh rất tiện nghi, sân khấu rộng rãi, thích hợp cho việc cúng lễ và trình diễn văn nghệ.
***
11 giờ trưa ngày Chủ nhật 5 tháng 6, 15, khung cảnh nhà hàng Phoenix Seafood vô cùng náo nhiệt. Với giá vé vào cửa ($30), gần 600 khách đã tham dự chương trình “Ngày Nhớ Huế 2016”, do Ban Chấp Hành (2012-2016) điều động.
Khách tham dự dùng cơm nhiều món do nhà hàng Phoenix Seafood phục vụ, thưởng thức văn nghệ đặc thù miền Trung do Ban Văn Nghệ của Hội đã dày công tập dợt. 
Người ta thấy sự tổ chức cho Hội rất qui cũ với một thành phần ban điều hành khá đông và làm việc rất nhịp nhàng.





























Hôm nay, quí bà hội viên cũng như phu nhân Hội trưởng, đều mặc áo dài vàng, trang điểm tươm tất, ngồi trên bàn Thủ Quỹ hoặc giữ nhiệm vụ tiếp tân, cộng tác với các ông, đưa khách vào chỗ ngồi. Áo dài vàng chen lẫn quốc phục xanh của các nam hội viên trong Ban Chấp Hành, làm không khí nhà hàng thêm màu sắc rực rỡ. Bàn thờ đồ sộ với hương đèn, hoa quả, choáng cả sân khấu rất rộng của nhà hàng. Chuyên viên  thu  hình của 2 đài truyền hình Việt ngữ (ABTV, VietTV, SGN) đã có mặt để làm nhiệm vụ.  Báo chí tham dự có: Thời Báo (Nguyễn Đạt Thịnh, Xây Dựng (Hải Lăng, Hòang Minh Thúy), VN Mới (Vũ văn Hoa).

Những người đến sớm, có dịp tao ngộ thân hữu, tay bắt mặt mừng....Rồi mai sau, tất cả sẽ là kỷ niệm vì tuổi cao niên sẽ bó đôi chân, để có lúc ngồi một mình, ta xem lại những tấm ảnh này như hoài niệm của một đời người.
12:15: Chương trình khai mạc với xướng ngôn viên tổng quát là KQ Trần văn Nghiêm, đương kiêm Hội Trưởng Hội ái hữu Không Quân Houston. Người MC này ăn nói khá lưu loát, dõng dạc, là khuôn mặt năng động trong gia đình cựu quân nhân VNCH tại  Houston . Ông mở đầu chương trình với phần chào cờ Mỹ Việt, giới thiệu thành phần quan khách, tuyên đọc danh sách các vị đã đóng góp hiện kim ủng hộ BTC. 


















Phần văn nghệ do nữ BS trẻ tuổi Lộc Chi (về từ  Canada ) và ca ngâm sĩ Bạch Hạc điều hợp. Hiện diện trong hàng ghế quan khách có cựu Đại Tá Hà Mai Việt, cựu Đại tá Lê Hữu Tự, cựu Hội Trưởng Trương Như Phùng, Tiến sĩ Lữ Phúc Bá …và đông đảo các thân hữu của Hội.

 12:20: Hội Trưởng Tôn Thất Hoa chào mừng, cám ơn quan khách, hội viên. Trong 10 phút, ông nêu lên các dữ kiện lịch sử tại sao Hội tổ chức “Ngày Nhớ Huế”, ý nghĩa của chương trình họp mặt, tường trình sinh hoạt gắn bó của Hội với các hội viên trong năm (quan hôn tang tế, thăm viếng hội viên đau ốm, tổ chức trại Hè..).































Từ khi nhận chức vụ Hội Trưởng, ông Tôn Thất Hoa đã cho các hội viên thấy tài sắp xếp trong công việc điều hành hội, tái tổ chức để các sinh hoạt định kỳ của hội thêm qui cũ, nhất là Qũy Hậu Sự. Sau lưng ông là người bạn đời xinh đẹp dịu dàng. Bà rất gắn bó với phu quân, nhất là trong công tác tiếp tân, sắp xếp chỗ ngồi, ứng xử nhanh chóng trong mỗi lần tổ chức.
Mời độc giả xem chi tiết hoạt động của Hội trong bài diễn văn khai mạc (trong số báo này).

Qua đó, người ta thấy Hội Trưởng cũng như Ban Chấp Hành rất bận rộn trong công tác quan hôn tương tế. Với hơn 500 hội viên, đây là một Hội Đồng Hương có tầm vóc lớn trong thành phố, vì hầu hết các khuôn mặt tích cực trong sinh hoạt chánh trị của cộng đồng Houston, là cựu quân nhân VNCH,  đa số là hội viên của Hội Tương Tế Cố đô Huế.

12:45: Nghi thức cúng lễ năm nay không có cụ Hoàng Ngọc Tuệ, (chủ nhân tiệm vàng Hoàng Ngọc), vì ông vừa ra khỏi bệnh viện sau 6 tháng dài. 

Lễ cúng kéo dài hai mươi phút. Hội trường chìm lắng với tiếng chiêng, tiếng trống, văn tế ngân nga và tiếng nhạc lễ, đưa hồn người nhớ về không khí miếu, đền của xứ Huế cổ kính của miền Trung. Đây là vùng đất chịu nhiều oan khiên,  tai ương do bọn CS vô thần phủ chụp trong cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968), với hằng ngàn nạn nhân bị thảm sát. Mấy tháng gần đây, cá chết trắng trên  bờ biển Thuận An…
Nhìn các vị cao niên quỳ mọp trước bàn thờ, trang nghiêm khấn nguyện, người ta bâng khuâng tự hỏi, nghi thức này sẽ tồn tại bao lâu nữa, khi mà thế hệ đi trước, lần lượt ra khỏi chốn nhân sinh?






























1 giờ trưa:. Cơm trưa nhiều món rất ngon của nhà hàng   Phoenix   phục vụ, song song với văn nghệ bắt đầu, do 2 nữ MC là Bạch Hạc và Lộc Chi điều hợp.  Kẻ tung, người hứng, các tiết mục văn nghệ (âm thanh Tài Nguyễn, one man band Võ Đức Phương) lần lượt ra mắt khán giả. Hằng chục màn đơn ca, hợp ca, đồng ca, hò Huế, múa.... 

Đặc biệt phần văn nghệ, ngoài ca sĩ chuyên nghiệp Kim Phượng, mọi tiết mục đều do các nam nữ hội viên, đa số là các bà (Hồng Hà, Trương Hội, Dương thị Từ, Hà Tuyết Đông, Bùi thị Hồng Phúc, Hồ Hữu Hạnh) nỗ lực chung tay thực hiện. Thôi thì đủ  loại   màu  sắc áo dài (đồng phục), xiêm y rực rỡ, có cả trang phục người sơn cước, để các bà lần lượt thay đổi (tổng cộng có 25 màn đơn ca, múa, hợp diễn). Chắc chắn những tiết mục văn nghệ này là chất keo, nối liền các nữ hội viên, vì họ đã chung tay tập dợt từ nhiều tháng qua. Nghe nói bà Kim Quỳ (phu nhân của cựu TQLC Trần Ngọc Toàn) đã design và lo liệu y trang cho các màn ca múa năm nay.
































Những hoạt cảnh liên tục với nhiều chủ đề, khiến cho khách nhớ lại kỷ niệm một thời trung học, mỗi khi cuối năm, các nam nữ học sinh đều tích cực đóng góp. Các bà đang sống lại thời xa xưa, khi cùng nhau xuất hiện trên sân khấu giữa tiếng vỗ tay cổ võ vang rền của khán giả.
Hôm nay, cũng là dịp các cháu nội, ngoại, tha hồ chụp ảnh cho bà, để lưu niệm. Các giọng nam đóng góp, có TQLC Trần Ngọc Toàn, KQ Tô Văn, ca nhạc sĩ Hoàng Tường, Nhạc sĩ Le Gioang độc tấu Violin... Mỗi người một vẻ, mỗi tiết mục đều mang hồn dân tộc trong cuộc sống tha hương, nhất là màn hợp ca mở đầu (Hội Nghị Diên Hồng) với Hoàng Tường, Ngọc Thanh và Nhóm Văn Nghệ Hội Cố Đô Huế.
So với năm ngoái, chương trình văn nghệ năm nay nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.
Xin cám ơn BTC đã giúp cho khán giả có một ngày họp mặt vui nhộn. Đây là dịp các người dân xứ Huế có cơ hội nghe giọng nói riêng biệt của quê mình, gặp gỡ đồng hương cùng miền, những người đã một thời có chung kỷ niệm của ngôi trường cũ, thành phố xưa và con sông Hương lặng lờ êm ả trong tiếng hát câu hò quen thuộc…


















4:30: Chương trình chấm dứt, khán giả lưu luyến chia tay, vì đa số đông, đều ở tuổi đã cao niên, thời gian khoẻ mạnh không còn nhiều..nhất là khi ông Hội Trưởng cho biết nhất định từ chối sự lưu nhiệm bởi ông đang trong tình trạng sức khỏe không tốt. Người ta đang mong chờ một vị tân Hội Trưởng trẻ tuổi, sẽ bước ra gánh vác trọng trách này. Năm nay, đặc san của Hội không có mặt, vì Trưởng ban Báo Chí vừa ra khỏi bệnh viện!
Houston trong tuần lễ đầu Hè,sáng nắng, chiều mưa, khiến cho người dân lưu lạc mỗi khi có dịp hội tụ, cảm thấy sự cô đơn chợt vỗ cách bay xa….
Muốn biết thêm về Hội Tương Tế Cố Đô Huế,  Houston  - xin mời vào địa chỉ sau đây để biết thêm chi tiết:hoicodohue.txusa@yahoo.com.
Phóng viên Xây Dựng

Diễn văn khai mạc Đại Hội Nhớ Huế của Hội Trưởng:






























Kính thưa quý vị Trưởng Thượng, quý vị Quan Khách, Dân Biểu Tiểu Bang Hebert Võ, quý vị Truyền Thông Báo Chí, quý vị Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston và Vùng Phụ Cận,   quý vị Hội Đoàn, quý vị đồng hương và toàn thể các anh chị em trong đại gia đình Hội Tương Tế Cố Đô Huế.

(Hình: Ca sĩ Hồng Hà)

Thay mặt Hội Tương Tế Cố Đô Huế, chúng tôi hân hoan chào đón sự hiên diên  của toàn thể quý vị hôm nay, và đăc biệt quý vị từ phương xa đến.
 Theo như thông lệ hằng năm, năm nay Hội Cố Đô Huế lại tổ chức Ngày Nhớ Huế để tưởng niệm đến các bậc Tiền Nhân, Anh hùng Dân tộc và đồng bào đã hy sinh qua biến cố Thất thủ kinh đô năm 1885, Tết Mậu Thân năm 1968 và ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975.
Đặc biệt năm nay, đánh dấu 131 năm ngày thất thủ Kinh Đô năm 1885.
48 năm ngày xẩy ra biến cố đau thương Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế do Cọng Sản gây nên, và 41 năm ngày mất nước, người Việt Tự Do phải ly hương.
















Đây cũng là một sự đóng góp nhỏ bé hằng năm của Hội Tương Tế Cố Đô Huế, vối hoài bảo : nhắc nhở thế thệ trẻ sống tha phương, nhớ đến công ơn của các bậc tiền nhân và cội nguồn dân tôc.

Kính thưa quý vị, người Huế sống trong cảnh tha phương mỗi khi nghe  ai nhắc đến 3 tiếng “Cố Đô Huế” thì như có tiếng thì thầm thân yêu của người mẹ, và như có một niềm tự hào khích lệ cho nhưng ai sinh ra và lớn lên tại Huế, bởi vì từ mảnh đất nầy, đã tích tụ bao đời những tinh anh của dân tộc trong nhiều lảnh vực.


















Tuy rằng Huế là một miền đất đai nhỏ hẹp, lại đầy khắc nghiệt thiên tai, nhưng đặc biệt có nhiều danh lam thắng cảnh, có sông Hương Núi Ngự và vô số di tích lịch sử, kiến trúc xưa cổ, có cung đình lăng tẩm, đền miếu,  có hoàng Thành cổ kính.
Văn hóa Huế lại được thể hiện nhiều nét độc đáo về thi ca và âm nhạc, qua các khúc Nam  Ai  Nam  Bình, như gợi nhớ lại những giai đoạn điêu tàn của đất nước, hầu nhắc nhỡ người dân Huế phải vươn lên qua các thời đại. 

Tiếng hò đặc biệt ru em hay tiêng hò mái nhì, mái đẩy, cũng làm những người Huế tha phương hoài niệm về quê cũ của mình. Huế đúng là một biểu tương huy hoàng có, đau thương có, mấy ai là người Huế, khi đã tha phương mà không mong có dịp trở lại Huế. Bởi vậy, Ngày Nhớ Huế như là một điểm hẹn cho những ai còn yêu Huế, Nhớ Huế.




























Kính thưa quý vị, Hội Cố Đô Huế càng ngày càng phát triển tốt đẹp, đó là nhờ tình cảm thương yêu, đoàn kết, đùm bọc giữa những người trong Hội, và sự hổ trợ của người Việt lưu vong, tất cả đã được biểu hiện rất rõ nét qua lành vực tương tế.
Nhân dip đây là năm cuối nhiêm kỳ 4 năm của Ban chấp hành chúng tôi, từ năm 2012 đến 2016, chúng tôi xin phép quy vị ít phút để có dịp thoáng nhìn lại đoạn đừơng đã đi qua:
Trong 4 năm qua, Ban Chấp Hành Hội Tương Tế Cố Đô Huế đã tích cực hoạt động  trong các lảnh vực: Quan, Hôn Tang Tế. Theo định luật của đất trời của tạo hóa, có sinh có diệt. do đó từ năm 2012 đên nay 2016  chúng tôi đã đưa tiển 49 quý cụ thảnh thơi ra đi vỉnh viễn, với đủ lễ nghi truyền thống văn, hóa dân tộc Việt.  Và cũng trong 4 năm qua, chúng tôi đã thâu nhận vào Hội 68 hội viên mới để bù đắp số Hội Viên đã ra đi vỉnh viễn, do đó sĩ số Hội viên đã nhiều  hơn trước. 



















Từ năm 2012 đến nay Ban chấp hành chúng tôi cũng đã có trên 254 cuộc thăm viếng HộiViên bị bệnh tại nhà hay tại bệnh viện, và hơn 15 lần tham dự chung vui với các gia đình Hội Viên có con em thành hôn.

Thưa quý vị nhiêm kỳ 4 năm không phải là dài lắm, nhưng nó cũng vừa đủ cho một người Hội Trưởng hoạt đông trong nhiệm kỳ của mình và hợp lý bước xuống để nhường chỗ cho người khác có cơ hội phục vụ người đồng hương và phát huy sáng kiến mới mẽ của mình
Thưa các quý vị hội viên, như quý vị đã biết, nhiệm kỳ Ban Chấp Hành chúng tôi sẽ chấm dứt trong tháng 10 năm 2016, vậy tôi xin tha thiết mời gọi quý vị hội viên ra ứng cử trong cương vị Hội Trưởng để tiếp tục điều hành hội trong nhiệm kỳ tới. Chúng tôi sẽ gởi thư thông báo về chi tiết bầu cử đến quý vị hội viên trong vài ngày tới.

Xin quý vị vì lợi ích tập thể Hội Tương Tế Cố Huê mà ra ứng cử. Riêng cá nhân tôi, vì bị bệnh, đang chửa trị do đó không thể tiếp tục, và tôi xin phép được dứt khoát rút lui  và xin phép được từ chối không nhận sự đề cử lưu nhiệm, nếu có của quý vị, mong quý vị thông cảm.

















Tôi cũng xin mượn cơ hội nầy, để được bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của mình đối với toàn thể quý vị hiện diện hôm nay, và tất cả quý vị đã tham dự, ủng hộ chúng tôi trong 4 năm qua, những khuôn mặt thân thương mà hằng năm Hội Cố Đô Huế hân hoan găp trong dip Ngày Nhớ Huế.
Tôi xin cám ơn toàn thể quý anh chị Hội Viên, MC anh Lê Văn Nghiêm, Bác Sĩ MC Lộc Chi, Nhóm văn nghệ Hội Cố Đô Huế, , toàn thể các ca sĩ đã đóng góp cho chương trình văn nghệ Hội Cố Đô, tôi cũng xin cám ơn quý vị Ban Cố Vấn, Ban Giám Sát,  đặc biệt xin cám ơn các anh chị trong Ban Chấp Hành, Ban cúng tế, đã cùng tôi sát cánh hoạt động trong tinh thần đoàn kết hy sinh trong 4 năm qua. Và tôi cũng đặc biệt cám ơn nội tướng của tôi đã chịu thương, chịu khó  phụ giúp tôi trong nhiều lảnh vực để hoàn trách vụ của người Hội Trưởng.
Tôi cũng cám ơn Ban Nhạc Võ Đức Phương và âm thanh ánh sáng Anh Tài.
Cuối cùng, tôi cũng xin quý vị tha thứ cho những thiếu sót trong sự sắp xếp chỗ ngồi và những thiếu sót khác, nếu có.
Tôi cũng xin thành thật xin lỗi về việc Ngày Nhớ Huế năm nay không có Tờ Đặc San Nhớ Huế như mọi năm, vì lẽ có một vài trở ngại.
 Một lần nữa, tôi xin cám ơn toàn thể quý vị hiện diện hôm nay, xin cầu chúc quý vị luôn mạnh khỏe, may mắn, an lành.
Trân trọng kính chào quý vị./.

__._,_.___

Posted by: Dinh Mac 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List