QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, November 7, 2015

Lễ Giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 52 tại Arizona, USA



 
From: 'Mike Duong' via 1 DĐKT usaelection@googlegroups.com
 Sent: Thursday, November 5, 2015 4:40 PM
Subject: 1 DĐKTTG Lễ Giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 52 tại Arizona



 

Lễ Giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 52 tại Arizona, USA
 

Lễ giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 52 tại Arizona   (Hậu Duệ VNCH tại Arizona)  


Cuộc binh biến ngày 01-11-1963 tại Miền Nam Việt Nam đã dẫn đến sự cáo chung của nền Đệ Nhất VNCH và sự sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ là Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Sau 52 năm, tất cả những âm mưu đen tối, sự tiếp tay đồng lõa của ngoại bang đã được vạch trần, được ghi lại qua các tài liệu, sử sách bởi các tác giả tên tuổi, đã được phổ biến rộng rãi trên các cơ quan truyền thông báo chí, và mạng lưới tin học. Mọi người đã nhận rõ khách quan Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo tài ba, đức độ, có công lớn trong việc thành lập nước VNCH độc lập, tự do, dân chủ và nhân quyền. Người dân Miền Nam Việt Nam đã có một cuộc sống ấm no thanh bình trong một thời gian dài dưới sự lãnh đạo anh minh của Ngô Tổng Thống.

Hàng năm mỗi độ tháng 11 về, khắp nơi trên thế giới từ Việt Nam, Úc châu, Âu châu tới Mỹ quốc, nhiều người Việt Quốc Gia qua các hội đoàn, đoàn thể đều đồng loạt tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng các chiến sĩ và đồng bào vị quốc vong thân. Thông hiệp tâm ý cùng với mọi người khắp nơi trên toàn cầu tổ chức lễ giỗ lần thứ 52 của Cố Ngô Tổng Thống, Hội Hậu Duệ chúng tôi, xem đó như là một trách nhiệm đối với tiền nhân, đối với Người Việt Quốc Gia, chúng tôi rất tự hào và hãnh diện khi đứng ra tổ chức Lễ Tưởng Niệm Nhà Chí Sĩ khả kính và các Quân Dân Cán Chính đã hy sinh cho Tự Do và Dân Chủ. Buổi lễ đã được tổ chức tại Sun Tree Center, 4120 N. 20th Street Phoenix AZ 85016 vào ngày Chủ Nhật 1-11-2015 lúc 5 giờ chiều với sự tham dự đông đảo của quan khách, đồng hương và thân hữu.

Chương trình khai mạc bắt đầu bằng nghi lễ rước di ảnh Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt lên bàn thờ, và phần nghi thức rước Quốc Kỳ Việt Mỹ. Kế đến là phần chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm rất trang nghiêm và cảm động. 

Chị Mai Trinh, chủ tịch hội Hậu Duệ lên tuyên bố lý do và cám ơn đồng hương đã đến tham dự buổi lễ Tưởng Niệm. Chị phát biểu: "...Sự hiện diện đông đảo của các vị đại diện các hội đoàn trong vùng như: các Cựu Quân Nhân QLVNCH, khu hội Á Mỹ Cao Niên Phoenix, hội Biệt Động Quân, hội Thủy Quân Lục Chiến, hội Cựu Nữ Sinh Gia Long, hội Cảnh Sát Quốc Gia, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, báo Bút Tre... cũng như quý vị đồng hương, và thân hữu, đã nói lên tấm lòng tri ân đối với những người đã khuất vì Tự Do Dân Chủ, và nhất là nhớ ơn những Người đã có công khai sáng ra nền Cộng Hòa Việt Nam..."

Tiếp theo là phần các quan khách cùng đồng hương lên thắp nến cầu nguyện cho đất nước Việt Nam, với ước mong Quê Mẹ Việt Nam luôn được thái bình thịnh vượng, cho người dân Việt luôn được an cư lập nghiệp và vui hưởng tự do, cùng niệm hương trước di ảnh Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bàn thờ tổ quốc tưởng nhớ đến các bậc tiền bối vị quốc vong thân.

Kế đến là phần trình chiếu video do anh chị em trong Hội Hậu Duệ phỏng vấn ông Lê Châu Lộc, nguyên Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và cũng là cựu Thượng Nghị Sĩ Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, nội dung cuộc phỏng vấn nói về thân thế sự nghiệp của TT Ngô Đình Diệm, đặc biệt nhấn mạnh đến công cuộc lập quốc VNCH, bài phong kiến, đả phá thực dân và tiêu trừ cộng sản, đem lại đời sống thanh bình, ấm no cho toàn dân từ 1954 đến 1963. Rõ nét nhất là trong 9 năm TT Ngô Đình Diệm cầm quyền thời Đệ Nhất VNCH, Ngài không hề có tư tưởng hay hành động phân biệt tôn giáo như đồn đoán.

Ban tổ chức cũng mời quan khách và đồng hương phát biểu cảm tưởng về TT Ngô Đình Diệm. Nói chung, những lời phát biểu đều nhận định rằng TT Ngô Đình Diệm là nhân vật lịch sử, tài ba đức độ, có lòng yêu nước chân chính, quyết tâm chống cộng sản. Trong vai trò lãnh đạo, Tổng Thống luôn tận tình phục vụ đất nước và dân tộc. Có một đồng hương chia sẻ rằng, trong suốt 40 năm lưu vong, ông đã thờ ơ đến việc tưởng niệm cố TT, mặc dù ông và gia đình đã được hưởng một thời gian dài thanh bình sau cuộc di cư vĩ đại năm 1954, ông cảm thấy có lỗi với tiền nhân và rất cảm động khi lần đầu tiên được tham dự một buổi Lễ Tưởng Niệm đầy trang nghiêm như thế này. 

Trong ngày Lễ Giỗ TT Ngô Đình Diệm còn có phần văn nghệ giúp vui của các em thanh thiếu nhi trong lớp Việt Ngữ Hội Hậu Duệ và phần ẩm thực nhẹ. Đặc biệt bài hát "Quê Hương Bỏ Lại" do chú Thuận Lê trình bày thật cảm động, lời ca thấm thía gợi nỗi nhớ quê hương ray rức trong nỗi lòng đời lưu vong viễn xứ.

Sau cùng là lời cảm ơn của ban tổ chức gửi đến quí quan khách, đồng hương, và những thân hữu thầm lặng trong khâu tổ chức và chuẩn bị, đặc biệt là toán Quốc Kỳ và bàn thờ trang trọng của Cố TT Ngô Đình Diệm. Mọi người ra về vui vẻ, thể hiện sự thoải mái và tinh thần đoàn kết.

Kết thúc bài tường thuật Lễ Giỗ TT Ngô Đình Diệm, một sự kiện lịch sử xảy ra năm 1963 làm sụp đổ nền Đệ Nhất VNCH, giết chết TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Là Hậu Duệ VNCH, chúng tôi đã rút ra được cái nhìn rõ nét về lịch sử VNCH. Hậu quả cuộc binh biến 1963 do một số người phản loạn đã đưa đất nước VNCH vào giai đoạn đen tối, rối loạn nhiều mặt và cuối cùng đất nước bị xích hóa bởi cộng sản Bắc Việt từ cuộc sụp đổ đau lòng vô tiền khoáng hậu ngày 30-4-1975. Mong rằng khi đất nước hết cộng sản, sẽ không còn tái diễn thực trạng bi đát này.

Chúng tôi luôn ghi nhớ lời của vị lãnh đạo anh minh: 

Tôi Tiến, Hãy Tiến Theo Tôi!
Tôi Lui, Hãy Giết Tôi!
Tôi Chết, Hãy Nối Chí Tôi!

Sau đây là một số video và hình ảnh của buổi lễ.




Video phỏng vấn ông Lê Châu Lộc, nguyên Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và cũng là cựu Thượng Nghị Sĩ Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Phần 1: Ý nghĩa Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Phần 2: Tổng Thống Ngô Đình Diệm có chủ trương Gia Đình Trị và đàn áp Phật Giáo hay không?

Phần 3: Sự kiện 50 năm lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam 1965-2015.

Phần 4: Lời tâm tình đến Hậu Duệ VNCH.

Nguyên phần phỏng vấn.

Trân Trọng,
Hội Hậu Duệ VNCH/AZ


Lễ rước Di Ảnh và Nghi Thức Chào Cờ trang trọng. Phần rước di ảnh do hai em thiếu nhi Hội Hậu Duệ mà một em nay đã là tân binh quân đội Hoa Kỳ












Phần đốt nến cầu nguyện cho đất nước Việt Nam, cùng niệm hương trước di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm và bàn thờ tổ quốc tưởng nhớ đến các bậc tiền bối vị quốc vong thân.








Phần chiếu video phỏng vấn ông Lê Châu Lộc



Phần phát biểu cảm tưởng của các quan khách và đồng hương về nhân vật lịch sử, Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm khả kính






Phần văn nghệ giúp vui của các em thanh thiếu nhi trong lớp Việt Ngữ của Hội Hậu Duệ

Các em xếp hình chữ "S" bản đồ Việt Nam để nhớ ơn Người khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam


Các em đồng ca chung với các giảng viên lớp Viêt Ngữ, tưởng nhớ về Cố Tổng Thống.


Con trâu, cánh diều, những em bé ngây thơ... tượng trưng cho sự yên ổn, thanh bình, tự do và thịnh vượng trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa



Chụp hình: Tuấn Nguyễn & Trường Phan
Hội Hậu Duệ VNCH/AZ


--
Hân hoan chào đón và cảm ơn những đóng góp đứng đắn, hữu ích, và thiết thực của bạn. DĐKT dành cho tất cã mọi người để đóng góp những đề tài liên quan đến kinh tế cũng như tôn giáo, chính trị, y tế-sức khỏe, đời sống gia đình-xã hội,giáo dục,giao thông, tình yêu,v.v..NGOẠI TRỪ KHIÊU DÂM. Không được đã kích, bài bác, và mạ lỵ cá nhân, hội đoàn, và tôn giáo. Tôn trọng ý kiến của thành viên <nếu không thích vui lòng XÓA > đễ diễn đàn tiến triễn tốt đẹp. Người đăng hay chuyển tin hoàn chịu trách nhiệm về nội dung tin tức.
Moderator: BDH9qt@gmail.com;
__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Phóng sự về buổi mạn đàm với cựu Thượng Nghị Sĩ Lê Châu Lộc

 


2015-11-07 17:53 GMT+11:00 Adida Phat <>:

Phóng sự về buổi mạn đàm với cựu Thượng Nghị Sĩ Lê Châu Lộc
          (Nhân ngày lễ Tưởng Niệm cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm 1-11-2015, tổ chức tại Arizona USA)
         

          Kính thưa quý vị:

       Ðây là YouTube phóng sự rất đáng xem. Cựu Thượng Nghị Sĩ Lê Châu Lộc là nhân chứng lịch sử. Ông đã từng là đại úy, Tùy viên Quân sự của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
Qua cuộc mạn đàm, ông đã nêu rõ lý do vì sao chúng ta phải làm lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
       Những người quốc gia thuộc nhiều thế hệ nên xem để ôn cố tri tân, đặc biệt là thế hệ trẻ nên xem để biết về tội ác và những âm mưu hiểm độc của bọn cộng sản!
       Ðặc biệt, những tên việt gian, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, việt cộng nằm vùng thuộc nhóm Giao Ðiểm & tay sai ở hải ngoại cũng phải xem phim phóng sự này để ĂN NĂN SÁM HỐI về những tội ác mà bọn chúng đã gây ra trong những năm qua!

       Ðó là những tên tiêu biểu sau đây:
       - Trần Chung Ngọc
       - Nguyễn Mạnh Quang
       - Võ Văn Ái
       - Võ Văn Sáu
       - Phượng Hoàng macôGòVấp69Sex

       - Bảo Quốc Kiếm

       Chúng tôi đề nghị quý vị nên post YouTube này nhiều lần trên các Diễn Ðàn để phổ biến rộng rãi đến đồng bào. Những phim phóng sự này rất có giá trị vì do những nhân chứng sống, những người trong cuộc, đã từng là phụ tá cho Tổng thống Diệm kể lại các sự kiện mà chính họ đã mắt thấy tai nghe, chớ không phải là những tin đồn "nghe nói rằng" như tên việt cộng Võ Văn Sáu đã nhiều lần viết láo, xuyên tạc lịch sử!
       Xin đơn cử một ví dụ:
       Câu nói của Tổng thống Diệm: " ... Nếu tôi chết, hãy nối chí tôi", đã bị bọn cộng sản và tay sai xuyên tạc, sửa lại thành: "Nếu tôi chết hãy TRẢ THÙ cho tôi!" Rõ ràng là gian dối !!

       Khi Tổng thống Diệm phát biểu câu nói này trước Quốc Hội, hai ông Lê Châu Lộc và Cao Xuân Vỹ cũng có mặt, đứng bên cạnh Tổng Thống. Cả hai ông đều xác nhận và làm chứng là Tổng thống Diệm KHÔNG hề nói câu "Nếu tôi chết hãy trả thù cho tôi"!
       Vả chăng, cứ theo suy luận thông thường, chúng ta cũng thừa biết rằng, một người lãnh đạo quốc gia không dại gì phát biểu một câu mang tính cách cá nhân (trả thù) trước Quốc Hội như vậy!
       Do đó, những lời xác nhận của các nhân chứng lịch sử rất quan trọng.
       Quý vị thử nghĩ xem: Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, thằng Võ Văn Sáu, việt cộng nằm vùng, chỉ là một thủy thủ chuyên quét dọn và gõ rỉ sét trên các tàu hải quân, làm sao hắn biết được những chuyện quan trọng trong Dinh Ðộc Lập?
Trong khi đó, các ông Lê Châu Lộc và Cao Xuân Vỹ lúc đó đang là những phụ tá đặc biệt cho Tổng thống Diệm, được Tổng thống rất tin tưởng. Vậy thữ hõi: Nguồn tin do bên nào cung cấp đáng tin hơn?
       Một điểm son của cuộc mạn đàm này là sự xuất hiện của thế hệ trẻ, mang tên là "Hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa". Tre già thì măng mọc. Chúng ta đang có thế hệ tiếp nối, sẵn sàng theo bước cha anh, bảo vệ lá cờ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam Cộng Hòa!

       Ngày 6 tháng 11 năm 2015
       Michael Nguyễn





__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Quan Thuong Ngo dinh Diem Treo Ấn Từ Quan – Trần Đông Phong


Matthew Trần:

Đây là tài liệu quan trọng liên quan đến lịch sữ cận đại, cần lưu lại đễ thế hệ hậu zuệ tham khão khi cần.
Thân ái,

MT

On Friday, November 6, 2015 7:06 PM, Luong vo van <vovanluong@hotmail.com> wrote  

 Bia mộ Tổng Thống ngô Đình Diệm

Bài đọc suy gẫm: Tháng 11 đang đến với những ngày tưởng niệm nền Đệ Nhất Cộng Hòa, miền nam Việt Nam bị bức tử qua việc Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các bào đệ của ông bị sát hại. Blog Mười Sáu hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc biên khảo của tác giả Trần Đông Phong về bài thứ năm trong “Mười Bài Vô Đề”, do cụ Phan Bội Châu cảm tác qua việc “Treo Ấn Từ Quan”, bài này cụ đặc biệt tặng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Người Việt tại Hòa Lan tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Gần đây, một vài vị khán giả của đài truyền hình STBN có liên lạc với người viết để hỏi thăm thêm về một bài thơ của cụ Phan Bội Châu tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933 mà họ đã nghe được trong một buổi nói chuyện giữa người viết và ký giả Tường Thắng, người phụ trách Chương Trình Lịch Sử Cận Đại trên đài truyền hình STBN, hồi mấy tháng về trước.

Người viết xin mượn bài viết này để trả lời cho câu hỏi đó.

Trong số những nhà cách mạng chống lại thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời đầu thế kỷ thứ 20, có hai người cùng họ Phan được toàn dân xem như là hai nhà cách mạng vĩ đại nhất, đó là cụ Phan Sào Nam tức là Phan Bội Châu và cụ Phan Tây Hồ tức là Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn vào năm 1926 và Cụ Phan Bội Châu từ trần vào năm 1940, sau hơn 15 năm bị quản thúc tại Bến Ngự, Huế.
Cụ Phan Bội Châu sinh năm 1867, lớn hơn ông Ngô Đình Diệm 33 tuổi. Không rõ cụ có liên hệ gì với ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Diệm hay không, tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm thì còn quá trẻ cho nên cụ Phan Bội Châu không quen biết gì với ông vì cụ đã rời Huế lên đường đi làm cách mạng từ năm 1905, lúc đó ông Ngô Đình Diệm chỉ mới lên 4 tuổi.(Xem hình dưới đây). Sau khi bị bắt tại Thượng Hải vào năm 1925, người Pháp đưa cụ Phan Bội Châu về Hà Nội để đưa ra tòa. Cụ bị tòa án Pháp lên án tử hình vì tội chống lại chính quyền thuộc địa của người Pháp, tuy nhiên vì dư luận quần chúng trên toàn quốc cực lực phản đối bản án này cho nên Toàn Quyền Varenne đã phải giảm án tử hình xuống chung thân khôå sai và sau cùng thì lại giảm thành “quản thúc tại gia” và cụ bị đưa về an trí tại Huế vào năm 1926.

Thượng Thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm (thứ hai từ phải).
Hình bên: Tổng Thống Diệm ôm hôn tướng Dương Văn Minh, theo các nguồn thì sau này
 chính tướng Minh ra lệnh hạ sát anh em Tổng Thống trong cuộc đảo chánh 1963 vì tư thù. 


Hoàng Đế Bảo Đại và Thượng Thư Ngô Đình Diệm

Trong khoảng thời gian từ khi cụ Phan Bội Châu về sống tại Huế, ông Ngô Đình Diệm đang lần lượt giữ các chức vụ như Tri phủ Hải Lăng tại tỉnh Quảng Trị, Tri Phủ Hòa Đa tỉnh Phan Thiết, Huấn Đạo Đà Lạt, Tuần Vũ Phan Thiết v.v., do đó cho đến năm 1933, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại từ Pháp trở về cầm quyền, nhà vua mới mời ông Diệm về giữ chức Thượng Thư Bộ Lại tại triều đình và đến lúc đó ông mới về sống ngay tại kinh đô Huế.
Trong cuốn hồi ký “Con Rồng Việt Nam,” Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng ông từ Pháp trở về nước để cầm quyền thì được Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài tiết lộ cho biết rằng Hoàng Đế Việt Nam không có quyền hành gì cả:

Bảo Đại: Nhưng còn quyền hạn của Trẫm, công việc của Trẫm? Các quan Thượng làm việc ra sao?

Nguyễn Hữu Bài: Kính tâu Hoàng Thượng, trước kia thì mỗi bộ tâu trình lên Hoàng Đế và đệ lên dự án để xin quyết định. Nhưng sau đức Tiên Đế Khải Định băng hà năm 1926 thì đã có một thỏa ước với nước Pháp, theo đó Nội Các sẽ họp dưới sự chủ tọa của viên Khâm Sứ, mình phải báo cáo và xin quyết định. Tòa Khâm Sứ ra chỉ thị, nhất là về ngân sách. Chính phủ Pháp thu thuế và trao lại cho Nam Triều đủ để trả lương cho nhân viên để có thể tồn tại. .. Thực tế, thỏa ước này đã trao hết quyền hạn cho viên khâm sứ, từ chính trị đến tư pháp. Ở Bắc Kỳ, hiện nay viên Thống Sứ ở Hà Nội đang nắm quyền Phó Vương rồi.

Bảo Đại: Vậy thì Trẫm còn quyền gì?

Nguyễn Hữu Bài: Hoàng Thượng còn giữ được quyền về . .. nghi lễ, quyền ân xá tội nhân, quyền phong sắc cho các thần linh, quyền cấp phát tưởng lục, phẩm hàm cho người sống hay người chết v.v.”
Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng sau đó ông đã vận động và tranh đấu để nắm lại quyền hành và ngày 10 tháng 12 năm 1932, ông đã công bố một đạo dụ loan báo ý định cầm quyền dưới hình thức quân chủ lập hiến. Ông cho biết rằng đạo dụ này được dân chúng, nhất là giới trẻ nhiệt liệt hoan nghênh và sang đến ngày 2 tháng 5 năm 1933 thì ông lại ban hành một đạo dụ mới đặt cơ cấu cho sự cải cách và ông trực tiếp nắm quyền lãnh đạo. Bảo Đại cho biết rằng ông đã mời một người trẻ tuổi là ông Ngô Đình Diệm về giữ chức Thượng Thư Bộ Lại:
“Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhứt là ông Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần Vũ Phan Thiết, để đảm trách Bộ Lại. Vốn dòng quan lại, anh ruột ông ta làm tổng đốc tỉnh Faifo. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ thượng thư, Ngô đình Diệm còn là Tổng Thư ký cho Hội Đồng Hỗn Hợp về Canh Tân đã được ban bố năm trước, bao gồm các thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đình Diệm được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu tiến cử.”
Tuy nhiên chỉ mấy tháng sau ngày nhậm chức Thượng Thư Bộ Lại, ông Ngô Đình Diệm đã xin từ chức vì ông thấy rõ dã tâm của người Pháp là họ không bao giờ muốn trao trả quyền hành lại cho triều đình Việt Nam. Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng sau 4 tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đình Diệm liền xin gặp ông và nói:
“Tâu Hoàng Thượng, hạ thần đến để xin Hoàng Thượng cho từ chức và cũng xin Hoàng Thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng Thượng đã trao phó từ trước.
Bảo Đại: Quan Thượng, viên thư ký Nguyễn Đệ đã tâu trình Trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng Trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại.

Ngô Đình Diệm: Tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả hạ thần không thể nào ở lại được. Ở lại chức vụ này, quả nhiên là một trò hề đau khổ cho kẻ hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn luôn nhân danh hòa ước bảo hộ nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.

Bảo Đại: Quan Thượng, Trẫm hiểu tinh thầm trách nhiệm của Quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây còn dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. .. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu Châu, và như thế, sẽ có nhiều hậu quả đối với Á Châu mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt. Vì những lý do đó, Trẫm nhắc lời cho Quan Thượng sự yêu cầu của Trẫm lần nữa.

Ngô Đình Diệm: Kính tâu Hoàng Thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại. Kính xin Hoàng Thượng cho phép kẻ hạ thần được rút lui”.

Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức.

Bảo Đại: Được, Trẫm chấp thuận cho Quan Thượng từ chức. Quan Thượng đã muốn vậy thì Trẫm cũng chẳng thể nào làm gì được hơn. Mong rằng sự ra đi của Quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp để cho họ có một tầm nhãn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong Quan Thượng hãy sẵn sàng, có thể ngày nào đó Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời.

Ngô Đình Diệm: Kính tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng hãy tin tưởng lòng trung thành tuyệt đối của kẻ hạ thần.”

Việc ông Ngô Đình Diệm treo ấn từ quan vào tháng 9 năm 1933 đã gây tiếng vang trên khắp nước, không những tại Trung Kỳ mà ngay cả tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ dân chúng ai ai cũng đều có lòng cảm phục. Và một trong những người đó là nhà cách mạng Phan Bội Châu đang bị người Pháp quản thúc tại Huế, lúc bấy giờ được dân chúng ở Huế gọi một cách đầy cảm tình là “Ông Già Bến Ngự.”
Khoảng ba tháng sau ngày ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại, vào ngày 27 tháng 12 năm 1933, nhật báo Tiếng Dân ở Huế do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm có đăng tãi “Mười Bài Vô Đề” do cụ Phan Bội Châu cảm tác, trong đó có bài thứ 5 đặc biệt để tặng cho ông Ngô Đình Diệm:

Mười Bài Vô Đề
Cụ Sào Nam năm nay thường đau luôn, không được mạnh như mọi năm. Nhưng xu xác kém nhiều mà tinh thần vẫn khảng khái. Cụ mới làm 10 bài Vô Đề, bản báo lục đăng như dưới đây. T. D.V

Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
…(kiểm duyệt bỏ).. .
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.

Sào Nam Phan Bội Châu
(Tiếng Dân 27-12-1933)

Khi cho đăng bài thơ này vào năm 1933, kiểm duyệt của người Pháp đã cắt bỏ câu thơ thứ tư cho nên trong bài chỉ còn có 7 câu mà thôi.


Bài thơ này tuy được lồng vào trong 10 bài vô đề nhưng hồi đó thì ở Huế ai cũng biết rằng cụ Phan Bội Chân đã làm bài thơ này để tặng cho ông Ngô Đình Diệm. Khoảng hai năm sau, chính cụ Phan Bội Châu đã xác nhận trong một bài phỏng vấn trên báo Ánh Sáng là Cụ đã sáng tác bài thơ này. Hơn nửa thế kỷ sau, trong bộ “Phan Bội Châu Toàn Tập” gồm 10 cuốn do ông Chương Thâu, giáo sư Sử Học của Hà Nội sưu tầm và biên soạn và nhà Xuất Bản Thuận Hóa ở Huế xuất bản vào năm 1990, trong phần chú thích, G.S. Chương Thâu có ghi rằng: “Bài này tác giả tặng NĐD.” Như vậy thì chính nhà sử học Chương Thâu của Cộng sản cũng phải thừa nhận là bài này “tác giả tặng NĐD,” tuy nhiên vì phải theo đúng quy luật và chỉ thị của chính quyền Cộng sản hiện nay, ông Chương Thâu và nhà xuất bản Thuâïn Hóa, cả ông giáo sư sử học cũng như là những người chủ trương nhà xuất bản này đều là đảng viên Cộng sản, do đó họ không được phép để nguyên tên tuổi của ông Ngô Đình Diệm mà chỉ để tên tắt là N.Đ.D. mà thôi.
Cụ Phan Bội Châu Không Hề Quen Biết Ông Diệm
Có nhiều người không có cảm tình với ông Ngô Đình Diệm thường đưa ra lập luận nói rằng sở dĩ Cụ Phan Bội Châu đã làm bài thơ nói trên để tặng cho ông Diệm là vì ông Diệm có một mối giao tình với Cụ. Lập luận này đã dựa vào những lời đồn đại nói rằng sau khi từ chức ông Ngô Đình Diệm vẫn thường lui tới thăm viếng Cụ Phan Bội Châu vì thế mà ông cựu thượng thư này đã chiếm được cảm tình của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Mới đây, trong một bài viết về Cụ Phan Bội Châu, nhà văn Huỳnh Hữu Ủy cũng cho biết như vậy: “Trong những người lui tới nhà cụ Phan, có một nhân vật đặc biệt là ông Ngô Đình Diệm, vừa từ chức Thượng Thư Bộ Lại, một nhân vật có tiếng thông minh và liêm khiết trong chính trường thời bấy giờ. Chính Cụ Phan Bội Châu cũng rất kính nể ông Diệm, cảm phục khí tiết của ông quan trẻ tuổi, nên có làm một bài thơ để tặng cho ông khi vị thượng thư đầu triều này từ bỏ quyền cao chức trọng để phản đối chính quyền Pháp và Nam triều tay sai.”
Sự đồn đại như vậy nghe ra thì cũng rất là hữu lý vì nhà của ông Ngô Đình Diệm rất gần nhà của Cụ Phan Bội Châu, khoảng cách chưa đầy một cây số (nửa mile) mà thôi. Nếu ai ở Huế thì cũng đều biết rằng căn nhà gia đình của ông Ngô Đình Diệm do Thượng Thư Ngô Đình Khả tạo dựng từ thế kỷ thứ 19 tọa lạc tại Phú Cam và Cụ Phan Bội Châu thì đã sống cuộc đời an trí cho đến khi tạ thế tại Bến Ngự. Mảnh vườn và gian nhà của cụ là do sự đóng góp của đồng bào toàn quốc qua lời kêu gọi của cụ Huỳnh Thúc Kháng, chủ nhiệm báo Tiếng Dân tại Huế và Luật sư Phan Văn Trường: “Tháng Giêng năm Đinh Mão (1927,) tôi nhờ có cụ Phan văn Trường quyên giúp được 2,500 đồng (một số tiền rất lớn hồi đó) mới mua được miếng đất làm cái lều ở Bến Ngự.” Khoảng cách về đường bộ từ Phú Cam về Bến Ngự, nếu đi dọc theo bờ sông Bến Ngự thì chỉ mất khoảng chừng mươi mười lăm phút, còn nếu đi dọc theo đường rầy xe lửa thì chỉ chừng chưa đến mười phút mà thôi.
Ông Ngô Đình Diệm có đến thăm Cụ Phan Bội Châu trong thời gian Cụ còn sinh tiền hay không, điều đó ít ai được biết vì ông Diệm không hề nói đến hoặc những người thân cận của ông cũng không có đề cập đến chuyện này dù rằng sự quen biết cũng như là việc tới lui thăm viếng hay đàm đạo với nhà đại ái quốc Phan Bội Châu có thể được xem như là một vinh dự lớn lao đối với tất cả mọi người Việt Nam hồi thế kỷ thứ 20.
Về phần Cụ Phan Bội Châu, Cụ có quen biết với cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm hay không thì chuyện đó dĩ nhiên là Cụ phải biết rất rõ.
Gần 2 năm sau ngày ông Ngô Đình Diệm từ chức, tại Huế có tin đồn nói rằng ông Diệm có thể sẽ trở lại phục vụ trong triều đình của Vua Bảo Đại và trong dịp này, Cụ Phan Bội Châu đã dành cho ông Lê Thanh Cảnh, phóng viên báo Ánh Sáng ở Huế một cuộc phỏng vấn dài hơn một tiếng đồng hồ. Bài phỏng vấn đó có đoạn như sau:
Ý Kiến Cụ Phan Bội Châu với Ông Ngô Đình Diệm
“Bây giờ tôi xin hỏi Cụ về tình hình trong nước ta hiện nay và ý kiến của Cụ về sự phục chức của ông Ngô Đình Diệm.
“Tôi mà thầy còn hỏi đến tình trạng trong nước? Cụ mỉm cười và nói với tôi như thế sau khi kéo một hơi thuốc lào dài. Cụ lại tiếp:
“Tôi có đi được nhiều đâu mà biết rõ, vả ông Ngô Đình Diệm xưa nay tôi cũng không được biết mặt hay hôi đàm một lần nào cả, nhưng lúc trước khi tôi nghe ông ấy thôi chức thượng thư, bỏ bốn năm trăm bạc lương một tháng, không tiếc gì đến lợi danh nữa thì tôi cũng có lòng khen. Hồi ấy tôi có làm một bài thơ nói về sự từ chức của ông Thượng họ Ngô:
Ai ngỡ trần gian hãy có người,
Thoạt nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng giá rẻ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ với trời son một tấm,
Lom loem thây chúng bạc đôi ngươi.
.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. “
Còn hai câu sau thì thôi, cũng đừng biên làm chi nữa. Đọc bài thơ ấy thì rõ ý tôi đối với sự từø chức của ông Ngô Đình Diệm thế nào, mà tôi tưởng lúc tù chức ông không thất ý, thì đối với sự phục chức ngày nay ông cũng không lấy làm đắc ý.”
Vâng, Cụ dạy thế rất phải, nhưng ngộ như ông Ngô Đình Diệm tự nhiên trở lại ghế thượng thư thì Cụ bảo thế nào?
“Chẳng có lẽ, nhưng nếu thật như thế thì cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vất đi.”
Thiết Mai Tôn Thất Cảnh
(Báo Ánh Sáng số 11 ngày 11 tháng 4 năm 1935)

Qua bài phỏng vấn trên, Cụ Phan Bội Châu xác nhận là chính cụ đã làm bài thơ này để tặng cho ông Ngô Đình Diệm và Cụ chưa từng gặp mặt cũng như hội đàm lần nào với ông Ngô Đình Diệm. Như vậy thì bài thơ này cụ sáng tác vì lòng ngưỡng mộ đối với việc ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại để chống lại chính sách của người Pháp chứ không phải vì tình quen biết nào cả.
Về hai câu cuối cùng trong bài thơ này, theo nhà văn Huỳnh Hữu Ủy thì cũng có người đã chất vấn Cụ về việc đã hạ mình đối với ông Ngô Đình Diệm:
Gần đây, ông Vương Đình Quang, nguyên là thư ký của Cụ Phan Bội Châu, trong một bài viết trên tạp chí Tiếng Sông Hương khoảng năm 1988 ở Huế, cũng có nhắc lại. Vương Đình Quang lúc bấy giờ đã thưa với Cụ Phan là tại sao Cụ lại hạ mình như vậy đối với Ngô Đình Diệm là một người lớp sau, trong khi Cụ là bậc trên, ở hàng cha, hàng anh. Nhưng Cụ Phan nói thẳng rằng Cụ là người hoạt động cách mạng, chứ nếu Cụ ở trong giới quan trường thì Cụ cũng không chắc được như ông Diệm.”
Trong bài phỏng vấn trên báo Ánh sáng năm 1935, có lẽ vì có tin đồn rằng ông Ngô Đình Diệm sẽ trở lại làm quan cho triều đình Huế cho nên Cụ Phan đã thất vọng đã trót làm hai câu đó, do đó mà Cụ nói với ông Tôn Thất Cảnh “thôi, đừng biên làm chi nữa” và nếu mà ông Diệm trở lại làm quan thì “cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vứt đi.”
Như vậy thì bài thơ này được đăng lần thứ nhất trên báo Tiếng Dân chỉ có 7 câu và lần thứ nhì trên báo Ánh Sáng thì lại chỉ còn có 6 câu. Phải đợi cho đến năm 1957, tạp chí Văn Đàn của ông Phạm Đình Tân tại Sài Gòn mới đăng lại bài thơ này với đầy đủ nguyên văn 8 câu thơ như sau:

Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi. 

Ngô Đình Diệm Thay Thế Cụ Phan Bội Châu Làm Lãnh Tụ Phong Trào Cường Để
Như vậy thì cho đến năm 1935, năm năm trước ngày tạ thế, Cụ Phan Bội Châu chưa hề gặp gỡ và cũng chưa hề chuyện trò lần nào với ông Ngô Đình Diệm, cái cảm tình của Cụ dành cho ông Diệm trong bài thơ này cũng không bị “vứt đi” vì ông Diệm không hề trở lại làm quan cho triều đình Bảo Đại. Không những cảm tình với ông Ngô Đình Diệm không hề bị mất đi mà có lẽ càng tăng thêm là đằng khác vì sau khi Cụ từ trần thì ông Ngô Đình Diệm lại trở thành người lãnh đạo Phong trào Cường Để do chính Cụ Phan Bội Châu đưa sang Trung Hoa và Nhật Bản vào năm 1906. Trong phiên tòa của Hội Đồng Đề Hình Pháp xử tội Cụ tại Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 1925, Cụ Phan đã khẳng định Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là lãnh tụ của Cụ:

 
Kỳ ngoại hầu Cường Để (trái) và cụ Phan Bội Châu (phải, ngồi). Hà Nội có phố lấy tên cụ Phan nhưng lại chú thích …sai.  Ghi Lịch sử mà sai thì kẹt quá. Quý độc giả cho 16 biết bảng viết sai chỗ nào?
Hình dưới: Phim “Người Cộng Sự” của truyền hình Nhật hợp tác với Việt Nam. Bộ phim xoay quanh tình bạn giữa chí sĩ Phan Bội Châu và bác sỹ Nhật- Sakitaro Asaba trên bối cảnh là hành trình sang Nhật tìm đường cứu nước.  ( vai Phan Bội Châu do tài tử Huỳnh Đông thủ diễn). 


“Ông Cường Để là người chủ mà tôi chỉ là người giúp việc. .. Họ đổ cho tôi là người chủ sự, chẳng qua là họ nghe tôi ra ngoài viết báo làm sách, ai ai cũng biết, vã nếu những người ấy có quả thật là người trong đảng của tôi đi nữa thì đầu đảng của tôi là ông Cường Để, chủ sự tất tự ông Cường Để chớ sao lại tự tôi?”
Cụ Phan Bội Châu tạ thế vào cuối năm 1940 và chỉ mấy năm sau đó thì ông Ngô Đình Diệm được tôn lên làm lãnh tụ Phong trào Cường Để. Chính nhân vật đứng hàng thứ nhì trong phong trào này là Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cho biết như sau:
Khoảng cuối năm 1944, tôi được người Nhật đưa vào Sài Gòn. ..Ở đây, tôi gặp ông Ngô Đình Diệm. Lập trường của họ Ngô cũng là phò tá Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trên đường phục hưng đất nước.. . Ngày hôm sau có cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Ngô Đình Diệm đang trú ẩn tại một bệnh viện cũng bị trưng dụng nhường cho quân đội Nhật mà ngày nay là Bệnh viện Hồng Bàng. Sau cuộc gặp gỡ, họ Ngô được tôn làm vị lãnh tụ chung, một y sĩ (tôi) là phó lãnh tụ. (Ba người còn lại là Bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đình Dy và Kỹ sư Vũ Văn An.) Về công việc thì Tổng Tư Lệnh Nhật ngỏ ý muốn giữ hai lãnh tụ ở Sài Gòn để tiện đàm luận và hoạt động về chính trị, còn người thứ ba (ông Vũ Văn An) vốn là đồng chí trong đoàn thể của họ Ngô sẽ sang Tokyo đại diện Ngô Lãnh tụ bên cạnh Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, còn hai anh em (Bác sĩ Lê Toàn và Vũ Đình Di) đại diện cho Việt Nam Ái Quốc Đoàn.”
*
Tóm lại, Cụ Phan Bội Châu không hề quen biêt gì với ông Ngô Đình Diệm khi cụ sáng tác bài thơ Vô Đề thứ 5 đăng trên báo Tiếng Dân vào năm 1933 đê tặng cho ông Diệm. Cụ xác nhận là Cụ làm bài thơ này vì “tôi cũng có lòng khen” tức là khen ngợi ông Ngô Đình Diệm đã “không tiếc gì đến danh lợi nữa”. Vì vậy cho nên Cụ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông quan trẻ chỉ đáng hàng con cháu mình mà tình nguyện xin làm người đánh xe ngựa cho ông ta. Đến hai năm sau, khi nghe tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ trở lại làm quan tức là phục vụ cho quyền lợi của thực dân Pháp, Cụ đã giận dữ và không muốn nhắc lại hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ đó và lại còn nói thêm rằng nếu quả thật ông Ngô Đình Diệm muốn trở lại làm quan thì “cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vứt đi.”
Có lẽ Cụ Phan Bội Châu đã không “vứt đi” cái mỹ cảm mà Cụ đã dành cho ông Ngô Đình Diệm qua bài thơ của Cụ viết vào năm 1933 vì ông Diệm không hề trở lại làm quan như người ta đồn đại, có lẽ “cái lòng khen” của Cụ cũng có thể tăng thêm nếu Cụ biết rằng sau khi Cụ tạ thế thì chính ông Ngô Đình Diệm là người tiếp tục vai trò của Cụ trong việc ủng hộ Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, người mà Cụ đã tôn thờ là Đảng Trưởng của Cụ từ năm 1906.
Cho đến khi chính phủ Laniel của Pháp ký kết với chính phủ Bửu Lộc trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam vào tháng 4 năm 1954, dù rằng đã có được mời nhiều lần nhưng ông Ngô Đình Diệm không hề nhận lời hợp tác với người Pháp. Phải đợi cho đến tháng 6 năm 1954, vì có lời mời khẩn khoản của Quốc Trưởng Bảo Đại yêu cầu về nước để cứu vãn tình hình vô vọng ở miền Nam Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm đã nhận lời thành lập chính phủ vào tháng 7 năm 1954 và sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Ngô Đình Diệm đã thành lập chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955.
Trong 9 năm cầm quyền, tuy Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng có phạm một số sai lầm về đường lối và chính sách, nhưng nói chung thì người Miền Nam đa số đều kính trọng sự liêm khiết, đức độ và lòng yêu nước của ông, ngay cả đến ông Hồ Chí Minh cũng phải thừa nhận rằng “ông Ngô Đình Diệm cũng là người yêu nước, theo cách của ông ấy.”
Cho đến ngày bị bắn và đâm chết trên chiếc thiết vận xa M-113 trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, có lẽ ông Ngô Đình Diệm cũng đã chưa làm điều gì sai trái cho đến độ Cụ Phan Bội Châu phải “vứt đi” cái lòng khen của Cụ trong bài thơ đăng trên báo Tiếng Dân tại Huế vào cuối năm 1933.

Một số hình ảnh đồng bào hàng năm đến tưởng niệm, cử hành thánh lễ tại mộ phần
Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ Ngô Đình Cẩn.

California Mùa Xuân 2007
Trần Đông Phong.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:










--
Hân hoan chào đón và cảm ơn những đóng góp đứng đắn, hữu ích, và thiết thực của bạn. DĐKT dành cho tất cã mọi người để đóng góp những đề tài liên quan đến kinh tế cũng như tôn giáo, chính trị, y tế-sức khỏe, đời sống gia đình-xã hội,giáo dục,giao thông, tình yêu,v.v..NGOẠI TRỪ KHIÊU DÂM. Không được đã kích, bài bác, và mạ lỵ cá nhân, hội đoàn, và tôn giáo. Tôn trọng ý kiến của thành viên <nếu không thích vui lòng XÓA > đễ diễn đàn tiến triễn tốt đẹp. Người đăng hay chuyển tin hoàn chịu trách nhiệm về nội dung tin tức.
Moderator: BDH9qt@gmail.com;
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List