QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, August 9, 2014

Giới thiệu "ÐÈN CÙ, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản" của TRẦN ÐĨNH (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)



 
Giới thiệu "ÐÈN CÙ, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản" của TRẦN ÐĨNH (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Ngô Nhân Dụng

Quý vị phải lắng yên nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnhđèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có Trần Đĩnh. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.

Dưới cái tựa Đèn Cù, Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tựtruyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi”là một thể loại văn suôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống nhưTrần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.

Trần Ðĩnh, 1998, Trần Ðộ chụp - (hình: tác giả cung cấp)

Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết nhưtha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ.Trước khi gia nhập tòa soạn báo Sự Thật,ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1949, tuổi 19, ông đã viết báo rồi. Nhưng cuốn sách này tuyệt nhiên không dùng lối văn viết báo. Nhà báo không ai mở đầu một bài bằng mấy chữ: “Viết này vất vả,” rồi chấm câu. “Lười là rõ,” lại chấm câu. Cái khí văn đó tràn suốt tác phẩm. Có thể gọi đó là Khí văn Trần Đĩnh. Cũng nhưchúng ta có thể nhận ra Khí văn Phùng Quán, Khí văn Thanh Tâm Tuyền, vân vân, các thi sĩ có lúc viết văn suôi. Nó riêng biệt, văn đó đúng là người, mỗi người một vẻ.

Nhưng Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là kể sự thật, kể những chuyện thật. Ông dùng một lối viết mà đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy ngay: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài các sựkiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị. Như khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Langđã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống.“Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ.”Hay khi ông kể chuyện về họa sĩ Phan Kế An, một trong bốn năm người cùng phụtrách báo Sự Thật lúc đầu. “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái Z. tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy Z. đến nữa. Chắc ‘máy’ cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, ‘gu’ của cụ.” Trần Đĩnh cũng nhớ trong lớp học “chuẩn bị cải cách ruộng đất” tháng Bảy năm 1953, “Cụ Hồ đến giảng cách nhật, có lúc cụ đùa hô lên trong hội trường Hồ Chí Minh Muốn Nằm!” “Rồi tay chỉ vào đầu [nói]: Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ.”

Trần Đĩnh kể chuyện vợ nhà thơ Lê Đạt, ông bị đưa đi laođộng “cải tạo” vì tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Người đàn bà mang tội là“vợ Nhân Văn”... bị “cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng” nhưng bà không bỏ…”[N]hững đêm giá buốt Thúy diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ,hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thủy hú thi với gió biển.” Một câu văn ngắn cho chúng ta sống cả một đêm dài nghe tiếng tầu thủy vang vọng trong tiếng gió hú. Tác giả đóng vai một nhân chứng, một người quan sát, chỉthuật lại những gì mình nghe, mình thấy. Thời sau chiến tranh, báo Nhân Dân có cuộc họp năm sáu chục người “ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tốcáo những chiến công giả người ta gán cho Mẹ Suốt, Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên [tên Sông Lấp] mà nhà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ởVĩnh Linh, anh đã chứng kiến người bên kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người mặt lạnh tanh.” Thêm một chuyện ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản đã nổi tiếng đóng góp nhiều vàng cùng với nhà cửa trong “Tuần Lễ Vàng” thời trước kháng chiến. Sau chiến tranh bà Lợi Quyền vẫn còn một ngôi nhà tại Hà Nội. Đầu thập niên 1980 “được ban Tuyên Huấn Trung ươngđến hỏi. Chê đắt [không mua]. Đùng một hôm xe tuyên huấn chở mấy bao tải tiềnđến mua, đắt cũng được. Ba ngày sau đổi tiền.” Tác giả ghi thêm: “Tố Hữu [phó thủ tướng đổi tiền], nguyên trưởng ban tuyên huấn đã hạ thời cơ tuyệt hảo...”Và ông nhắc lại bài Quốc Tế Ca hát rằng: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình!” Phê: “Quá giỏi!”
Ở văn phòng mới dọn đến của Tổng bí thư mùa thu 1949. Hàng đầu toàn ngồi xổm, từ trái qua, vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh. Ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, áo blu dông Mỹ trắng. Hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường, thư ký tòa soạn báo - (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)
Đèn Cù đầy rẫy những “đoạn phim” ngắn như vậy. Rất nhiều“clip” chợt hiện trên màn ảnh trong nửa phút, rồi chuyển ngay sang cảnh khác, liên tiếp chạy nhanh qua não bộ. Đoạn phim lưu đọng trong óc mình mãi mãi, trộn lẫn cùng những đoạn phim ngắn khác, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một dòng lý luận nào. Tất cả cho người đọc một toàn cảnh sống động về xã hội nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ, trước và sau khi tác giả đặt bút viết cuốn sách để đời này. Tất cả là “truyện tôi.” Nếu không có cái tôi sống, tôi quan sát, tôi rung động, tôi ghi nhớ, tôi suy nghĩ, thì không có “truyện tôi.”Trong trí não con người đời sống vốn không có trật tự, nó chợt hiện, chợt tắt, ngổn ngang, chắp nối, không xếp đặt theo không gian cũng không theo dòng thời gian đơn tuyến và trực tuyến. Đời sống thật vẫn như vậy. Đó là cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Cho nên Đèn Cù là một tác phẩm nghệ thuật. Đây là một sáng tác văn nghệ. Thử tưởng tượng có một người trước khi đọc không hề biết gì về bối cảnh lịch sử ở nước Việt Nam, chưa bao giờ nghe tên những nhân vật như Nguyễn Tư Nghiêm, Văn Cao, Lê Đức Thọ, Hồng Linh, Thép Mới, Lê Trọng Nghĩa, Hồ Chí Minh, Lê Đạt, Tô Hoài, Hồng Hà, vân vân; khi đọc Đèn Cù người đó cứ nghĩ đây là những nhân vật hoàn toàn do tác giả bịa ra. Độc giả nghĩ Trần Đĩnh sáng tác một cuốn truyện, sẽ thấy Đèn Cù là một thể loại tiểu thuyết mới, rất mới.

Tại tòa soạn báo Sự Thật: (từ trái) Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ (sau này tự tử ở bệnh viện Nam Ninh, Trung Quốc)- (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)
Suốt cuộc đời cầm bút (ông mới tập dùng máy vi tính khi đã về già), Trần Đĩnh nói, “Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách thật sự của tôi, của chính tôi.” Bởi vì, gần suốt cuộc đời viết, lách “tôi đã tự nguyện làm thủphạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá...”

Trần Đĩnh biết rất nhiều chuyện. Trần Đĩnh coi Trường Chinh là thầy trong nghề báo, được ông tổng biên tập báo Sự Thật (Trường Chinh) dậy từng chữ khi anh nhà văn 19 tuổi mới vào trong A Tê Ka (An Toàn Khu), năm 1949. Anh ngủ chung lều với Lê Quang Đạo, nhiều lần phải hất tay Lê Quang Đạo ra, và nghe lời xin lỗi, “Chúng tớ ở tù lâu ngày sinh hư.” Anh ngồi sau lưng Hồ Chí Minh trong buổi lễ truy điệu Stalin chết; nhìn cảnh Tố Hữu diễn vai đau khổ ôm bức hình Stalin đặt lên ban thờ, sau nay nghĩ có lẽ ông ta khóc Stalin là khóc thật. Rồi nhìn thấy hộp thuốc lá Trung Hoa Bài do Hồ Chí Minh bỏ quên trên ghế bên cạnh, anh cầm lấy mang đến tận phòng, “Dạ, thưa bác, Bác để quên ạ!” Và nhìn thấy “Mặt cụ xưng lên, đầmđìa nước mắt, hai mắt húp lại... Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá nhưkhông hiểu tôi vào làm gì...” Trong lớp chỉnh huấn chuẩn bị cải cách ruộng đất năm 1953, một hôm “Cụ Hồ nói: Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…” Trần Đĩnh chắc là người đầu tiên tiết lộ Hồ Chí Minhđã tới quan sát cuộc đấu tố đầu tiên ở Đồng Bẩm, hóa trang che bộ râu để không ai nhận ra. Và Trường Chinh thì đeo kính đen tới dự, để rút kinh nghiệm mà rèn luyện các đội cải cách đấu tố cho đúng tiêu chuẩn thù ghét. Xưa nay nhiều người vẫn kể rằng Hồ Chí Minh không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng bị cố vấn Trung Cộng ép buộc nên phải giết. Trần Đĩnh đưa ra một bài báo ngắn do Hồ Chí Minh viết kết tội đích danh bà Năm đồng thời đả kích cả giai cấp địa chủ. Bài báo này, được dẫn chứng đầy đủ, dùng một bút hiệu, ký tắt, cho nên chỉ người bên trong tòa báo mới biết người viết là Hồ Chí Minh. Trần Đĩnh cũng là tác giả đầu tiên đã gặp cô Xuân (nhân vật đã được Vũ Thư Hiên kểtrong Đêm Giữa Ban Ngày) ở trên chiến khu từ năm 1953, cô là “Con nuôi Bác.” Có lúc Trần Đĩnh đã nắm tay cô Xuân, khoe đã lấy tên cô làm bút hiệu viết trên báo. Ông cũng kể chuyện đi theo HồChí Minh dự mít tinh rồi “đi lượn phố, thăm trường học” ở Móng Cái, năm 1960. Hồviết lên bảng một chữ Hán “nhân,” rồi hỏi: “Trây sấn mà chề” nghĩa là “Đây là chữ gì?” nói bằng tiếng Khách Gia, Hakka, miền Nam gọi là tiếng Hẹ; là thổ ngữ của người gốc Hoa ở địa phương này. Tác giả thắc mắc, “tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều như thế? Khéo [cụ] đã ở đây thật?”Và có lúc đi trong phố “Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi,đi bên cạnh: Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ. Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì [giữa cô đó] với Bác?” Trần Đĩnh là người đầu tiên cho biết đã nghe Hồ Chí Minh nói thông thạo tiếng Hẹ, và đoán rằng ông đã hoạt động cùng các đảng viên cộng sản ở Móng Cái từ thời trước. Chưa có một tác giả hay một người nghiên cứu lịch sử nào biết đến chi tiết này. Độc giả sẽ không ngạc nhiên khi đọc những tình cảm thân mến của tác giả với nhân vật Hồ Chí Minh; vì đã sống rất gần gũi trong nhiều năm. Trong lần đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, “Sau bữa cơm trưa, thấy Cụ quần áo cánh nâu đi vòng ra sau dẫy nhà tranh đến rặng chuối thay hàng rào, tôi đi theo. … Thấy tôi gần như ở ngay bên, cụ quay ngoắt lại hỏi, điếu thuốc khẽ lật bật ở môi: ‘Người tađái cũng theo à?’ ‘Không ạ, cháu …!’ ‘Thế đứng sát vào người ta nhòm gì?’” Rồi Trần Đĩnh kể tiếp, “Chiều ấy, khoảng bốn giờ về tới chủ tịch phủ, tha thẩn ởsân chờ lấy xe đạp … bất thần chợt nhớ đến Xuân, cô con gái nuôi của Bác. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi. … bị ô tô đè …” Trong chương chót, Trần Đĩnh nêu một nhận định chung về Hồ Chí Minh: Lòng trung của Hồ Chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ. Cho nên lòng trung với nước Việt, dân Việt vơiđi.
Người thứ hai mà Trần Đĩnh có lòng cảm mến là Trường Chinh. Năm 1962 Trường Chinh đã nhờ Trần Đĩnh viết hồi ký, nhắc lại từ những ngày đi họp ở Pắc Bó năm 1941, với ý định dùng quá khứ vinh quang“phất một ngọn cờ tập hợp” phe mình. Nhưng sau đó tập hồi ký không dùng đến vì biết mình đã thua hẳn phe cánh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh rồi. Nhiều người cũng muốn nhờ, vì Trần Đĩnh nổi tiếng khi viết hồi ký giúp cho người khác. Anh kể chuyện những người tù Côn Đảo, văn sống và khích động, như chính anh đã trải qua các gian khổ đó. Cuốn Bất Khuất (viết năm 1965) kể chuyện Nguyễn Đức Thuận, một người tù Côn Đảo tranh đấu trong tù, được đưa ra ngoài Bắc. Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng chủtrương dùng câu chuyện Nguyễn Đức Thuận để tuyên truyền khích động cho người miền Bắc ủng hộ cuộc tấn công vào miền Nam. Viết Bất Khuất, cái tên do Tố Hữu đặt, Trần Đĩnh không ký tên, tiền nhuận bút cũng nhường cho Thuận. “Vì không thích nói dối.” Nhưng được những độc giả như Trần Dần khen thì vẫn thích: “Mày viết cái Bất Khuất ấy, tao thích cái grammaire.” Nguyên Hồng thì bậm môi, vuốt râu nói: “Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận hay.” Một lần năm 1960 gặp Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh): “Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác ‘khi Bác hai năm mươi.’ Viết xong tiểu sử, tôi (Trần Đĩnh) gửi lên cho Cụ một bản để duyệt. Cụchữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại? Bản thảo này tôi giữ.” Sau đó sách in ra, “Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà” (Tố Hữu được lãnh nhuận bút 200 đồng vì có công đọc và kiểm duyệt, người viết chỉ được 400 đồng; còn “Huy Tưởng, Hoài Thanh chả [được] tẹo nào).

Trần Đĩnh cũng viết hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (một trong vài ba đảng viên cộng sản đầu tiên). Lê Đức Thọ cũng có lúc muốn nhờ. “Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù…Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay.” Và Thọhứa hẹn sẽ đem Trần Đĩnh theo phái đoàn sang Paris đàm phán. Sau Trần Đĩnh không viết, “Hú vía!” Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh nhờ viết hồi ký, đều từ chối. Trần Đĩnh làm việc gần với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ năm 19 tuổi, cho nên biết nhiều chuyện. Như đến nhà Sáu Thọ, ngồi ngoài sân bên cạnh cái hầm tránh bom, thì nhận ra cái hầm này sâu 10 mét, trong khi cái hầm nhà Lê Thanh Nghị (anh đã nhiều lần xuống ẩn trong hầm này), chỉ sâu có tám mét, dù cả haiđều trong Bộ Chính Trị. Gần gũi họ, cho nên mới biết cảnh trong nhà Lê Đức Thọmột ông tướng chào Sáu Thọ xong, bước ra về mà cứ thế đi giật lùi, đến nửa cái sân mới dám quay lưng rồi tiến ra cổng. Nhìn mặt, thì ra Lê Đức Anh.

Tô Hoài (phải) và Trần Ðĩnh (hình do tác giảTrần Đĩnh cung cấp)
Trần Đĩnh sống trong cái đèn cù đó, trong lòng không yên. Anh bắt đầu nẩy mối bất nhẫn trong lòng khi chứng kiến những tội ác trong cuộc cải cách ruộng đất. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào đảng, tin vào những động cơ tốt của các lãnh tụ. Chuyển biến tâm lý mạnh nhất phát sinh trong năm năm du học ởBắc Kinh, sống qua thời kỳ các phong trào bước nhảy vọt, đánh hữu phái, công xã nhân dân, vân vân, từ 1955 đến 1959. Trong thư viện Đại học Bắc Kinh, một góc bày các sách cũ tiếng ngoại quốc, anh được đọc cuốn “Từ số không đến vô định”của Arthur Koestler; câu chuyện một người bị Stalin bỏ tù. Anh cũng được đọc báo Le Monde trong thư viện đại học, và biết chuyện tố cáo tội ác của Stalin trong đại hội thứ 20 đảng Cộng sản Liên xô. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là do anh sống bên người Trung Hoa, anh trực tiếp gặp nhiều sinh viên cùng tuổi,được nghe, được thấy, để biết chế độ Mao Trạch Đông giả dối, tàn bạo và coi khinh mạng sống dân chúng như thế nào. Khi Mao Trạch Đông cho phép “trăm hoađua nở” báo Nhân Dân (Bắc Kinh) cũng đăng những bài phê phán đích đáng, mở mắt anh du học sinh người Việt “được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng.”Quan sát thực tế, lại thấy “dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng.” Cho nên, “Tôi bắtđầu ‘hư hỏng’ (nghi ngờ đảng) vì đã nhận ra chân tướng đại bịp. Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp kém của con người: Sợ và tham.” Từ đó, Trần Đĩnh chống Mao, kinh tởm Mao, sau khi về nước vẫn tiếp tục. Vì thế anh là đối thủ của đám các đồng nghiệp thần phục Mao trong báo Nhân Dân, mà anh gọi là bọn “Mao nhều.” Kiểu như Hồng Hà, người từng nghẹn ngào nói như mếu: “Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên xô, Kroutchev là phản bội, đầu hàng, xét lại…”

Trần Đĩnh ghê sợ âm mưu lợi dụng của Mao Trạch Đông, vì nhớmãi câu ông ta nói: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ.” Chủ trương này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Mao chấp nhận chiến tranh nguyên tử. Tại Bắc Kinh, Trần Đĩnh được hai người bạn Trung Hoa làm báo tiết lộ về cuộc họp chi bộtrong Văn Nghệ Báo để nghe chỉ thịtối quan trọng. Hai anh kể, chỉ thị được ban xuống cho dân Trung Quốc thấu triệt là họ không phải sợ bom nguyên tử. “Vì dù Mỹ có ném xuống một nghìn quảbom nguyên tử, dẫu trái đất có bị tàn hoang đi nữa thì ít nhất cũng còn sót lại một huyện dân Trung Quốc, huyện ấy sẽ ương lại giống người trên trái đất này.”Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ. Cho nên Mao muốn phát động chiến tranh,“đánh Mỹ tới người Việt cuối cùng.” Mao cũng muốn đứng đầu phong trào cộng sản thế giới, sau khi thần tượng Stalin bị đàn em lật đổ. Lê Duẩn ngả theo chủtrương Mao; ghét những người muốn theo Cộng sản Nga muốn chung sống hòa bình với Mỹ và giảm bớt ách độc tài trong nước. Lê Duẩn từng ca ngợi Mao Trạch Đông là “Lê Nin của thời đại ba dòng thác cách mạng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.”

Đối nội, Duẩn tạo ra vụ án “xét lại, chống đảng;” đánh vào những người bị coi là thân Liên Xô. Lần đầu chỉ đánh giằn mặt bằng phê bình, kiểm thảo. Năm sau Chu Ân Lai sang Hà Nội phổ biến tin tức Mao đánh các đồng chí lãnh tụ trong đảng của ông ta rồi, Duẩn mở chiến dịch thứ hai, tống giam hết cả đám. Giống như đem họ ra làm vật “thế chấp” để được Mao ủng hộ. TrầnĐĩnh cũng bị nghi ngờ, bị hạ tầng công tác, bị bắt giam và hỏi cung. Có lúc anh hãnh diện kéo chiếc xe hai bánh “diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội, tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đường hoàng mình chốngđảng.” Lê Đức Thọ gọi Trần Đĩnh tới, kể tội đám xét lại cho nghe: “Vừa ở Paris về nghe an ninh nó nói cậu dính vào vụ chúng nó tớ... tiếc lắm... Tớ đã nói là tớ mến cậu vì cậu trẻ, cậu có tài...”

Đối với bên ngoài, Lê Duẩn bám sát chủ trương của Mao gây cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Theo Trần Đỉnh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh, nhưng không chiếm được đa số nên chịu phục tùng. Khi cuộc Cách mạng Văn hóa gây lo lắng Trung Quốc sẽ loạn lớn, Lê Duẩn thấy phải đánh ngay, đánh trước khi Bắc Kinh tan vỡ không còn chỗ dựa. Cho nên mởcuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau này, Lê Duẩn theo Nga, chống Trung Cộng, thì lại hết lời mạt sát từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình.

Đèn Cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng.” Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh…. Những đoạn phim thú vị nhất rút ra từ cuộc sống của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ,những người qua đường.

Ở nhà Trần Đĩnh, trong khu văn công Cầu Giấy.
Từtrái sang: vợ chồng Đoàn Viết Hoạt, Trần Đĩnh, Mây, con gái TĐ và Thiếu Khanh,
con út vợ chồng Hoạt. (hình do tác giả Trần Đĩnh cung cấp)

Nhà báo Minh Tường từ Hà Nội, theo đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn. Anh tìm được đến nhà mẹ mình, bấm chuông. Bà mẹ mở cửa ra, chấp hai tay vái lạy: “Thôi, tôi xin anh, anh đi với các đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên.” Trần Đĩnh đứng với Tô Hoài trên lề đường nhìn toán tù binh Mỹ bị đưa diễn trên đường phố Hà Nội cho dân chửi rủa, ném đá. Khi người phi công cuối cùng qua trước mặt, bỗng Tô Hoài chạy ra với tay đấm vào mặt (đấm hụt). Tô Hoài giải thích, mình phải bày tỏ lập trường; nếu không có đứa nào nó báo cáo mìnhđứng ngoài coi trong lúc “nhân dân căm thù” thì nguy. Có ai được nghe lời TrầnĐộ tâm sự, sau khi đã tỉnh ngộ, viết Nhật Ký Rồng Rắn: “Này, nói thật chứ bây giờ... hễ nghe thấy cái gì là sự thật thì trong người sướng ghê lắm ấy!” Có ai được nghe một nữ nhân viên báo Nhân Dân đã về hưu bày tỏ nỗi oán hận: “Ông cha đổ bao xương máu giành được độc lập nhưng nô lệ vẫn hoàn nô lệ!” Trần Đĩnh rất gần Lê Đạt. “Một hôm Lê Đạt bảo tôi: Nhà thơ có lẽ là người yêu nước nhất. Họ chăm lo nhất đến tiếng mẹ đẻ…. Đạt nhiều lần giục tôi viết: Tiểu thuyết về mày, gia đình mày – Tôi im lặng. Biết viết là cực kỳ cô đơn. Và quả tình tôi đã thật sự cô đơn – đúng ta là bí mật –trong bao nhiêu năm với cuốn sách này.”

Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng Cộng sản và lãnh tụ chiếm “đặc quyền viết, đặc quyền nói;” chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ,“Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?” Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để “tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm;” trong khi viết thì đổi ra hướng “phê phán toàn diện.”

“Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra.” Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống trong cảnh Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mù.

Ngô Nhân Dụng

Tháng Tám, 2014


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Friday, August 8, 2014

Nga động binh đe dọa Ukraina


      Putin là tên CS/BGB cũ, bản chất đỏ của một tên CS độc tài, còn nuôi nhiều tham vọng nắm quyền cai trị nước Nga dưới hình thức "ngụy cộng sản" với một quốc hội tay sai để tu chính Hiến Pháp theo mệnh lệnh Y. 

Hết vài nhiệm tổng thống, lại xuống làm thủ tướng rồi tái cử làm tổng thống. Cứ thế tái diễn như một trò hề ngụy chính trị "siêu duy thực" không giống ai trước nền văn minh nhân loại ngày nay, (trừ các bạo quyền CS Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Hà Nội).

      Tuy nhiên, sau khi tà thuyết CS Mac-Le sụp đổ, chế độ chính trị dân chủ đa nguyên ra đời kết thúc độc tôn đảng CS trị. Các giới trí thức trẻ yêu chuộng tự do, dân chủ ngày càng lớn mạnh và ra đời những chính đảng có sức thu hút, và thuyết phục dân Nga ủng hộ qua các cuộc bầu cử tự do. 

Sự kiện nầy sẽ lần lượt bẻ gãy mọi mưu toan của Putin tên cựu CS/KGB đầy thủ đoạn gian trá đang khuynh loát nền chính trị nước Nga. 

Và đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, khi nước Mỹ có một tổng thống da màu Obama(Dc) nhu nhược ?. 

Qua vụ Putin cài, cấy lính Nga xúi giục các phần tử thân Nga tại các thành phố miền Đông và Tây của Ukraina nổi loạn để Putin lấy cớ sát nhập vào lãnh thổ Nga, vi phạm Công Ước QT.
      Dù trăm mưu, ngàn kế quỷ quyệt; dưới ánh sáng mặt trời công lý thì chính nghĩa nhất định tất thắng sớm hoặc muộn mà thôi! Đó là nguyên lý của quy luật triết thuyết vậy.@
                                                                                Cao Gia.



 

Than huu

SAIGON2016comeback

Kinh chuyen tiep

Nga động binh đe dọa Ukraina

Đội chiến đấu cơ Sukhoi của Nga trong đợt tập trận gần biên giới - DR
Đội chiến đấu cơ Sukhoi của Nga trong đợt tập trận gần biên giới - DR

Tú Anh

Ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ và châu Âu, đe dọa cấm hàng không dân dụng Tây phương bay ngang không phận, tăng cường lực lượng tác chiến sát biên giới Ukraina và chỉ thị cho các đơn vị "bảo vệ hòa bình" sẵn sàng chiến đấu : phải chăng Putin muốn phiêu lưu gây hấn với Tây phương sau khi đã sáp nhập Crimée bằng áp lực quân sự ?

Nguy cơ Nga mở một cuộc chiến tranh can thiệp vào Ukraina càng ngày càng rõ nét . Đây không phải đơn thuần là quan điểm của báo chí Tây phương mà xuất phát từ những động thái đáng ngờ của chính quyền Nga trong những ngày gần đây và gây lo ngại cho giới lãnh đạo Âu Mỹ.

Chiều hôm qua 06/08, mặc dù đang nghỉ hè, Thủ tướng Đức Angela Merkel, người được xem là có tiếng nói « lọt tai » chủ nhân điện Kremli đã kêu gọi Vladimir Putin phải có hành động hợp tác giúp ổn định tình hình Ukraina, gây sức ép buộc phe nổi dậy thân Nga buông súng.

Tuy nhiên, lời kêu gọi không biết là lần thứ bao nhiêu có nhiều khả năng sẽ bị chính quyền Nga phớt tỉnh. Trên thực tế, Tổng thống Nga dường như muốn sử dụng biện pháp mạnh tại Ukraina trong bối cảnh phe nổi dậy càng ngày càng bị cô lập và quân đội Ukraina càng ngày càng thắng thế.

Theo Liên Minh NATO, lấy lý do tập trận, lực lượng Nga ở biên giới Ukraina từ 12.000 quân hồi giữa tháng 7 đã tăng lên 20.000, cùng với xe tăng, đại pháo và hàng trăm máy bay, tạo ra tình trạng « nguy hiểm ».

Từ sau vụ chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị trúng tên lửa trên không phận miền đông Ukraina làm toàn bộ hành khách và phi hành đoàn 298 người tử nạn (trong đó có ba mẹ con một gia đình người Việt), hố sâu chia cách Nga và Tây phương sâu rộng thêm. Phe thân Nga vẫn gây khó khăn cho các nhà điều tra đến hiện trường, kéo dài thời gian truy tìm dấu vết thủ phạm.
Trong lãnh vực kinh tế, Hoa Kỳ và Châu Âu từng bước cô lập Nga qua các biện pháp từ trừng phạt tài chính cá nhân giới quan chức, ngân hàng đến cấm vận xuất nhập khẩu mà biện pháp cuối cùng đánh thẳng vào các đại tập đoàn nhà nước từ năng lượng đến quân sự, hai ngành mũi nhọn của Nga.

Trong lãnh vực ngoại giao, từng là kẻ thọc gậy bánh xe tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, lần này nỗ lực của Nga triệu tập phiên họp « khẩn cấp » để đưa một « phái bộ nhân đạo của Nga » sang miền đông Ukraina đã bị Mỹ, Anh, Pháp khước từ.

Đại diện của Hoa Kỳ nhắc nhở đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc là các phái bộ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ đã có mặt tại chỗ, sẵn sàng gia tăng nỗ lực cứu trợ thường dân. Nhưng do lỗi của Matxcơva không gây áp lực với phe nổi dậy tuân thủ kế hoạch hòa bình của Kiev cho nên tạo ra tình trạng xung đột và nạn nhân chiến cuộc.

Bị chặn tại Hội Đồng Bảo An, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Choigu chỉ thị cho các đơn vị gọi là « duy trì hòa bình » chuẩn bị chiến đấu. Theo Itar-Tass, bộ trưởng Choigu lập luận « thế giới đã thay đổi tận cơ bản » cho nên lính bảo vệ hòa bình cùng sẽ phải tham chiến bất cứ lúc nào.

Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây dương NATO Anders Fogh Rasmussen hôm nay đến Kiev để thẩm định tình hình. NATO lo ngại Matxcơva lấy cớ « đưa phái bộ nhân đạo sang Ukraina để đưa quân đánh chiếm miền đông ». Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng cùng nhận định : đe dọa can thiệp quân sự của Nga đã tăng nhiều so với những ngày qua ».

Tại Kiev, một phát ngôn viên quân sự cho biết Ukraina đã « điều nghiên » mọi tình huống. Trong một cuộc điện đàm vào đêm qua 06/08 giữa Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraina Petro Porochenko, hai bên tỏ ra lo ngại về ý đồ của Nga khi đòi gửi « phái bộ duy trì hòa bình » sang Ukraina và vẫn tiếp tục chuyển giao vũ khí cho phe nổi dậy .

Một cuộc đọ sức thuần túy kinh tế như biện pháp trả đũa cấm nhập khẩu nông phẩm từ Mỹ và châu Âu sẽ bất lợi cho Putin. Một khi thực phẩm nhập khẩu, phục vụ hơn 30% nhu cầu quốc nội, bị khan hiếm, giá cả leo thang, liệu phản ứng của người dân Nga ra sao ?
Trong tình thế bế tắc này, phải chăng Tây phương trúng kế Matxcơva tạo cơ hội cho một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp hoặc là chính Vladimir Putin túng thế phải làm liều.

Nhà văn Ukraina Yuri Chtcherbak nhận định : hòa bình hay chiến tranh là do một người duy nhất quyết định. Người đó là Vladimir Putin : ông ta đã phạm tội ác với người slave, với Chính thống giáo, với quan hệ Nga-Ukraina. Ông ta đã đánh mất Ukraina, mất châu Âu và Hoa Kỳ. Một cuộc chiến tranh sẽ làm ông ta mất luôn nước Nga.



image





Xem trước theo Yahoo




__._,_.___

Posted by: Gia Cao

Những ngôi mộ Lính VNCH bị bỏ quên




Kinh chuyen den cac Bac biet ai xin chi dum lam phuoc.
 
Việc cần làm, xem xong xin forward cho người khác. Cảm ơn.

 
Xin giúp gửi chuyển tiếp để may ra có vài thân nhân của những người quá cố đọc được tên trên các mộ bia này.
Cảm ơn. HMN.

Những ngôi mộ Lính VNCH bị bỏ quên

HLTL CỘNG ĐỒNGTÌM NGƯỜIVNCH 9/16/2012
Nhân dịp tham quan Cổ  Thành Quảng Trị, tôi ghé quán cơm ven QL1, cạnh mương thủy lợi, tôi có gặp đôi vợ chồng Cán Bộ về hưu tốt bụng có một ước nguyện hợp đạo lý của người Việt Nam là quy tập hài cốt về với Gia Đình , Dòng Họ.

Bà tuy tuổi đã cao, lại đi chân giả, mà bà vẫn nhiệt tình chỉ cho tôi từng ngôi  mộ hoang của Sĩ Quan, binh lính chế độ cũ. Vạch những đám cỏ dại, những bụi gai, bới những nấm đất (vì lâu năm những ngôi mộ bị đất bồi lấp gần hết) để thấy được bia mộ của những người đã nằm xuống. Là ở một Nghĩa Trang, những ngôi mộ này có tên, có tuổi, có số quân, nhưng không hiểu sao qua gần nửa thế kỉ mà không ai đón về, không ai hương khói, để những ngôi mộ phủ đầy gai. cỏ như rừng rậm vậy. Theo Ông Bà già tôi ghi được 36 ngôi mộ, ngôi thì sup, ngôi thì bị bồi lấp gàn hết, ngôi thì bia bị đổ bể lăn lóc hoặc mờ tịt không còn thấy chữ vì thời gian làm mờ đi hoặc bị đạn bắn, còn tất cả giống nhau ở chỗ cỏ và gai bao phủ kín mít.

Dưới đây là những ngôi mộ tôi ghi được (còn bao nhiêu mộ bị san bằng thì ….)

1_ Phan Gia Thinh
18-05…… Kỉ Sửu
Cha: Pham Khánh Hưng

2_ Môi Kim Trọng (60/ 207 956)
Sinh 07-03-1940
Phước Hòa- Tiên Phước- Quảng Tín
TT 05-07-1967
Cha: Môi Ha
Mẹ: Trần Thị Tửu
Vợ: Lưu Thị Nhẫn
Con: Môi Kim Tân

3_ Lê Đình Chữ
1934- 1967 ( Sinh Mùi- chết Mùi)
Kim….. Xuân-  Cam Lộ Quảng Trị
Vợ: Nguyễn thị Phương

4_ Ngô Văn Minh
28-12 năm Kỷ Mão
Đản Duệ- Vĩnh Linh- Quảng Tri
28-11- Ất Tỵ
Me: Nguyễn Thị Nghĩa

5_ BDQ Phạm Văn Long- 1939
Long Thanh- Chơn Thành Long An
TT 1-1-1962

6_ Lê Công Tuyên- 1951
Thạch Đàn- Lệ Thủy- Quảng Bình
5-2- Mậu Thân

7_  1968 Nguyễn Trang
TT 5-5-1968
Nguyên Quán Thôn Thanh Suôi

8_Dương C. Sữa
19-02-1944
Thương Văn- Hương Hóa- Quảng Trị
Tử: 02-05- 1969
Vợ: Võ Thị Huế
Con: Dương Công Tuấn

9_Lê Văn Nỗ
29-03-1948
An Nhơn- Gò Vấp- Gia Định
Cha: Lê Văn Tam
Mẹ: Nguyễn Thị Cúc
5-8-1968_ Quảng Trị

10_ Họa Sĩ Phan ( Phạm) Sơn
Số Quân:70/ ……
Sinh ngày :….
Tử trận: 27-07-1969
(12-6-Kỉ Dậu)
Tai HT Fre Base Davis

11_ Đinh Văn Hảo
Tử Trận: 30-09-1969

12_ Nguyễn Pho (Phô)
SQ: 57/216504
Tử Trận: 01-02-1968
Nguyên Quán: Đại Lộc Quảng Nam
Tiểu Đoàn 2/1 _ Đại Đội 1/2

13_ B1 Cao Văn Thời
Sinh: 1944 Phú Nhuận_ Sài Gòn
Con Ộng: Cao Văn Vinh
Bà : Phạm Thị Mười
TT: 01-02-1968 tai Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2/1

14_ Nguyễn Văn Vào
BSQD – SQ 64/103267
Tai: Mỹ T…….

15_ Phạm Văn Hải
65/175503
Sinh 1945_ Long An
Cha: Pham Quế
Mẹ: Nguyễn Thị Ngọt
TT: 28-02-1968- Quảng Trị

16_ Thiếu Úy Lê Khắc Minh
66/139428
23-9-1946 tai Thanh Cẩm- Hương Yên
Tiểu Đoàn: 2/2
TT12-02-1968

17_ Hạ Sĩ Hồ văn Quân
64/208306
Sinh tại: Phú An- Mộ Đức – Quảng Ngãi
TT: 04-02-1968
Tiểu Đoàn 2/2 PL

18_ Hạ Sĩ QD Nguyễn Văn Bông
56/804583
Bình Phước- Biên Hòa
TT: 10-02-1968
Tiểu Đoàn 2/2 PL

19_ Hạ Sĩ QD Lê Văn Thành
57/000304
Cai Lậy- Đinh Tường
TT04/02/1968
TĐ 2/2 L

20_ Hạ Sĩ QD Lương H. Cường
Tiểu Đoàn: 2/1
TT: 01-02-1968

21_ Phạm Văn Đủ
BSQD – SQ: 68/8…1101
Sinh: 15-08-1947 ( Công Giáo)
TT 04-02-1968
Tiểu Đoàn:2/1 Đại Đội 3 Phong Lập

22_ Nguyễn Văn Chiến
01-01-1942_ Cần Thơ
TT 1-2-1968
Me: Nguyễn Thị Hải lập mộ

23_ Nguyễn Văn Chiến
SQ: 62/100192
Nguyên Quán: Đường Trần Quang Khải- Sài Gòn
Tiểu Đoàn: 2/1_ đại đội 1/2

24_Thiếu Tá Võ Văn Thừa_ Phật Giáo
Sinh: 4-12-1939
Tai: Kiến Hòa
Tử Trận 1-2-1968(3-1- AL)
anh Nguyễn Văn Tá lập Mộ

25_ BSQD Dương Cần
Sinh 1945
SQ: 65/208574
Nguyên quán Sơn Trà- Sơn Tịnh- Quảng Ngãi
TT 5-2-1968
Con Ông: Dương Câu
Bà: Nguyễn Thị Đào
Tiểu Đoàn: 1/2

26_ BSQD Trương Văn Dũng
SQ 66A/ 115830
Sinh:1946 Quán Thuận Hòa- Tỉnh Sóc Trăng
TT 5-2-1968
Cha: Trương Cam Thân
Mẹ: Nguyễn Thị Lan
Vợ: Trần Thị Đúp

27_BSQD Nguyễn Văn Thông
65/ 000207
Mỹ- An- Hưng Sa Đéc- Long An
TT 31-01-1968
Cha: Nguyễn Thu
Mẹ: Lương T. Hai
Vợ: Trần Thị Tuyết Nguyên

28_Nguyễn Văn Lý
Sinh: 1942
Thốt Nốt- An Giang- Nam Phần
TT: 27-1-1968
Vợ: Võ Thị Điền lập mộ

29_ Dương Quang Phương
25-10-1940
Tiên Phước- QN
TT 27-2-Đinh Mùi
Vợ: Nguyễn Thị Chúng
Con: Dương Quang Phước

30_Hạ Sĩ Nguyễn Ngoc S….
Tiểu Đoàn 2 ( Nhảy dù)
TT 2-1-1968
KBC4
Con Bà:…. Thị Trẻ
Quận Điện Bàn_ Quảng Nam_ Phụng Lập

31_ BSQDDo964 Ngọc But
31-1-1968
Hòa An- CL- Khánh Hòa

32_   1970 Lập mộ
Nguyễn Văn Đại
3-1-1968
Vợ: Hồ Thị Tẽo

33_ Vô Danh
64/248494
24-2-19….
Hải Phòng
Cha: Nguyễn S Tin
Mẹ: Lý Thị Cần
TT 19-2-1968

34_ Nguyễn………. ang
SQ:62/165276
Sinh 1942- Gò Công
TT: 19-2-1968
Cha: Nguyễn Văn Va
Me: Phan Thị Sự

35_ Trần Văn Lân
SQ: 64/201208
1-4-1968
Chánh Quán Hòa Lộc_ Hương Mỹ_ Vĩnh Bình

36_ Giang Binh Lai
62/804467
NQ Bình Tha- Bình Dương
Tiểu Đoàn 2/1
Đại Đội: 1/2

Ghi chú: những chữ ghi thiếu ( …..) là một số bia mộ bị mờ hoặc bị đạn bắn nên không thấy rõ chữ.
Từ hôm tôi rời Quảng Trị đến nay đã nửa tháng, hai Ông Bà Già có gọi điện hỏi thăm là tôi đã đăng tin này lên mạng chưa?!!!
Tôi có cảm tưởng rằng Ông Bà hiểu lắm nỗi lòng của những người lính đang nằm đó, dưới những lùm cỏ, trong bụi gai, không một nén hương mong mỏi lắm được trở về nhà, bên người thân, bạn bè và đồng đội…
Qua đây, tôi mong rằng những nhà hảo Tâm, bạn bè, đồng đội cũ, hoặc may mắn hơn là gặp được chính người thân của những người lính kia đã nằm xuống đọc được tin này để sớm đưa những người đã một thời hy sinh và nằm xuống kia sớm có một nơi an nghỉ ấm cúng hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:                +841699814857         +841699814857 (Nguyễn Sơn Hải) để được hướng dẫn




__._,_.___

Posted by: Tho Nguyentan 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List