QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, July 5, 2014

Gạo Giả có tên "Gạo thơm Phượng Hoàng **** Vàng" từ Trung Quốc bán ở TANG FRERES PARIS STORE


On Saturday, July 5, 2014 8:00 AM, "Dinh Mac  [PhoNang]" <> wrote:


[Attachment(s) from Dinh Mac included below]
Chuyện bên Pháp, nhưng chúng ta ở các nơi khác cũng nên phổ biến, đề phòng..mua lầm
mpd

 Gạo Giả có tên "Gạo thơm Phượng Hoàng **** Vàng" từ Trung Quốc bán ở TANG FRERES PARIS STORE


 Thông báo khẩn cấp, TANG FRERES PARIS STORE có gạo giả, Gạo thơm Phượng Hoàng nouvelles recoltes 2014 mua tuần rồi. Khi vo gạo nước không đục, có nghĩ không có cám, nấu không có mùi thơm, không chín hẳn cứ sực sực, không dẻo không dính, dai dai, không có chất ngọt của gạo. Giống như trên mạng nói về gạo giả ở TQ. Chị bạn làm nhà hàng trong xóm cũng mua trước vài ngày bị tới 2 bao. Cẩn thận đợt gạo này của TANG FRERES PARIS STORE. Ai muốn ăn thử liên lạc, tôi chia 1 lon nấu thử cho biết. Ghê thật  !!!  Hai vợ chồng nuốt hết 2-3 chén vô bụng mới nhớ ra là có đọc bài gạo giả.

 

Nấu xong nhìn hơi lạ, bóc ăn là biết ngay cơm có vấn đề

Báo ngay cho bà con bạn bè, gạo giả TQ đến Paris!!!!
Gởi từ iPhone 

'Gạo giả' xuất hiện tại Trung Quốc

VnExpress, 22.01.2011

Tờ báo Weekly Hong Kong dẫn các nguồn tin không chính thức nói rằng những kẻ bất lương tại Trung Quốc sản xuất gạo giả từ khoai tây, khoai lang, nhựa rồi bán ra thị trường.

Gạo Thái Lan. Ảnh:
Hình chỉ có tính chất minh họa của skyhalalfood.com.
Weekly Hong Kong, một tuần báo tiếng Hàn Quốc tại đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc, đưa tin gạo giả được bán tràn lan trên thị trường Trung Quốc. Một số nhà phân phối đang bán nó tại thành phố Thái Nguyên, trung tâm hành chính của tỉnh Sơn Tây. Những hạt gạo là hỗn hợp của bột khoai tây, khoai lang, nhựa tổng hợp. Bài báo nói trên được tổng hợp từ nhiều nguồn tin của giới truyền thông Singapore.
“Người ta nhào nặn bột khoai tây và khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào hỗn hợp đó. Do các hạt gạo giả hoàn toàn khác gạo thật nên chúng rất cứng sau khi nấu. Ngoài ra nhựa tổng hợp resin rất độc hại đối với cơ thể người”, một chuyên gia về thực phẩm Hong Kong phát biểu.

Một quan chức của Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc cảnh báo rằng 
ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. Ông nói thêm rằng do gạo giả rất nguy hiểm nên giới chức sẽ kiểm tra nghiêm ngặt các nhà máy chế biến gạo.

Cũng theo bài báo trên, các thương nhân nói do gạo giả mang đến lợi nhuận khổng lồ nên nó vẫn được bán tràn lan tại Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên gạo giả xuất hiện trên thị trường Trung Quốc. Mới đây một đài truyền hình Trung Quốc đưa tin một công ty tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây đã sản xuất phiên bản “nhái” của gạo Vũ Xương nổi tiếng bằng cách cho thêm gia vị vào gạo thường.
Minh Long


__._,_.___

Posted by: Victor Vuong Nguyen 

The Fourth o July: Cám ơn nước Mỹ



 
The Fourth o July: Cám ơn nước Mỹ
Trần Trung Đạo


Trong cuộc sống đa đoan và nhiều thăng trầm, trắc trở của tôi, biết bao nhiêu kỷ niệm, biến cố đã trôi qua trong đời kể từ ngày tôi bám vào chiếc xe ba bánh, xa ngôi làng Mã Châu, xã Xuyên Châu, Quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thân thuộc.

Những vui, buồn, hy vọng, tuyệt vọng đã đến và đi trong đời sống nhiều đến nỗi tôi không thể nào nhớ hết. Thế nhưng, tôi sẽ không bao giờ quên được những tháng ngày đầu tiên của tôi trên đất Mỹ.

Trong trí nhớ của tôi vẫn còn in đậm hình ảnh chiếc Boeing của hãng Northeast bay ngược chiều kim đồng hồ đưa chúng tôi từ Manila đến phi trường Chicago vào một ngày cuối tháng 11 năm 1981. Giọng người nữ tiếp viên hàng không êm ái cất lên lời tạm biệt. Tôi không hiểu hết nhưng đại khái biết rằng cô ta vừa chào mừng chúng tôi sắp đặt chân lên đất Mỹ. Tôi tự nhủ, “quãng đời lưu vong thật sự sắp bắt đầu”. Bên ngoài trời đẹp nhưng xa lạ.

Như lời bà hướng dẫn viên người Phi dặn dò trước khi lên máy bay, chúng tôi, tay cầm chặt chiếc túi đựng hồ sơ tỵ nạn có chữ ICM thật lớn, sắp một hàng dài dọc theo hành lang phòng đợi để khỏi bị lạc.

Người đầu tiên ra đón chúng tôi ở phi trường Chicago là một cô gái Việt trẻ đẹp, có lẽ còn là sinh viên và đang làm việc cho cơ quan thiện nguyện. Một ông Mỹ già đẩy đến cho cô ta một thùng áo quần và lặng lẽ bỏ đi. Theo lịch trình đã được ấn định trước, tại Chicago chúng tôi sẽ được cấp phát áo ấm mùa đông trước khi chuyển máy bay về địa điểm định cư cuối cùng trong hành trình tỵ nạn. Trạm cuối của tôi là Boston.Tôi biết và kính trọng thành phố Boston văn hóa lịch sử, qua nhiều môn học, nhưng chưa bao giờ nghĩ có một ngày sẽ là nơi tôi gửi gắm phần đời còn lại của mình.

Người con gái đẹp mà tôi không dám hỏi tên, phát cho mỗi người trong đoàn chúng tôi một chiếc áo ấm. Tất cả đều cùng một cỡ như nhau. Chúng tôi ngạc nhiên nhìn chiếc áo ấm dày cộm rộng thùng thình hoàn toàn tương phản với bầu trời nắng chang chang bên ngoài.

Hiểu ý, với giọng Huế nhẹ nhàng, người đẹp dạy cho chúng tôi, những lưu dân đến từ vùng nhiệt đới, bài học đầu tiên về thời tiết nước Mỹ: “Ngó vậy mà không phải vậy đâu. Trời gạt mấy anh đấy. Ra ngoài không áo ấm vài phút là chết cóng”. Ngừng một chút, nàng cười tinh nghịch: “Ai không tin bước ra thử thì biết”. Nghe cô ta nói vui vui, tôi cũng định đáp lại bằng vài lời tán tỉnh nhưng chợt nhớ ra đây không phải là quán cà-phê trên đường Duy Tân cây dài bóng mát mà là thân phận hẩm hiu của một người tỵ nạn chân vừa chạm đất quê người, nên đành im lặng.

Đúng như lời cô gái Việt ở Chicago cảnh cáo, Boston chào đón tôi bằng những cơn bão tuyết triền miên suốt mùa đông dài rét buốt.

Đêm giao thừa của ngày Tết Việt Nam đầu tiên trên nước Mỹ, không có bánh chưng xanh, không có rượu nồng pháo nổ, không một lời chúc tụng ngoại trừ âm hưởng của những bông tuyết trắng bị gió đùa vào cửa sổ.

Người anh lớn tuổi nhất trong nhà đang cặm cụi sửa soạn một bàn thờ nhỏ trong phòng khách để cúng ông bà. Bàn thờ đơn giản, chỉ một lon hương, hai cây đèn, một nải chuối và một bình hoa. Tôi và những người ở cùng nhà ra khỏi phòng, nghiêm trang đứng sau lưng anh. Anh khấn vái xong, chúng tôi, những kẻ không họ hàng, thân thuộc gì với nhau, cũng lần lượt mỗi người thắp một cây hương, cúi đầu vái ba vái. Không biết vái về đâu và cũng không biết từ phương Đông xa xôi, tổ tiên ông bà có nghe được lời cầu nguyện của những đứa con đang lạc loài trên đất khách.

Tôi thường gọi đất Mỹ nầy là đất tạm dung, trạm dừng chân của tôi và hàng triệu đồng bào tôi, trên quãng đường dài lưu lạc. Tôi trả thuế cho nước Mỹ căn cứ vào những lợi tức mà tôi thu nhập được. Đó không phải là một nghĩa vụ thiêng liêng theo kiểu “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn đã đóng góp được gì cho đất nước” (Ask not what your country can do for you; ask what you can do for your country) của cố TT Kennedy. Nước Mỹ không phải là “country” của tôi. Tôi trả thuế nhưng đó không thể gọi là đóng góp. Đóng góp hàm ý nghĩa thiêng liêng, tự nguyện trong lúc trả thuế là một điều luật pháp bắt buộc tôi phải làm nhằm trang trải cho các khoản chi dùng công cộng.

Ngày tôi đưa tay tuyên thệ làm một người Mỹ vừa được công dân hóa sau năm năm thường trú, tôi cảm thấy buồn nhiều hơn vui, tủi thẹn nhiều hơn tự hào. Một tên Mỹ da vàng không quê hương, không tổ quốc, ngơ ngơ ngác ngác giữa quê người, có gì đáng để mừng vui.

Viên thư ký sở nhập tịch hỏi tôi theo thủ tục có muốn thay cái tên cúng cơm của tôi bằng tên Mỹ. Tôi lắc đầu. Nhiều người đã chọn đổi tên. Một số người làm như thế chỉ để dễ kiếm công ăn việc làm nhưng cũng một số khác để chứng tỏ mình biết hội nhập vào đời sống Mỹ. Việt Nam, với nhóm người sau, đã đồng nghĩa với một thời quá vãng.

Tự do, vâng, tôi may mắn tìm được tự do nhưng đó chỉ là tự do cho chính bản thân mình. Ngồi trên thềm tòa nhà lịch sử Fanueil Hall ở Boston sau giờ tuyên thệ tôi làm bốn câu thơ lục bát để kỷ niệm ngày thành công dân Mỹ:

Mặt mày hớn hở vui tươi
Sao lòng nghe thẹn làm người tự do
Của nầy là của trời cho
Của ta đánh mất không lo đi tìm.

Chúng tôi quyết định dời sang một tiểu bang khác nếu công ăn việc làm thuận tiện hơn. Tôi được một công ty chuyên về Internet ở miền Tây Nam phỏng vấn bằng điện thoại. Kết quả rất khả quan. Họ hứa hẹn rất nhiều, từ việc giúp chúng tôi di chuyển cho đến việc tạm cư trong thời gian đầu. Quyết định rời khỏi tiểu bang Massachusetts, về mọi phương diện, vật chất cũng như tinh thần, là một quyết định lớn của gia đình tôi. Sau này tôi không rời tiểu bang mà chỉ dời sang thành phố khác cũng thuộc Massachusetts. Dù sao chúng tôi cũng quyết định bán căn nhà ở Dorchester cho một người quen.

Đêm cuối trong căn nhà cũ, lần đầu tiên tôi khám phá ra rằng nước Mỹ với tôi không phải là đất tạm dung. Cảm giác đêm cuối cùng, cách đây gần 20 năm khi tôi xa Sài Gòn, đã trở lại với tôi lần nữa. Tôi sắp sửa rời xa một căn nhà, một nơi chốn thân thương. Căn nhà trên đường Thornley Street là nhà của tôi, Dorchester là thôn xóm của tôi và Boston là thành phố của tôi. Nước Mỹ đã cho tôi nhiều hơn tôi trả lại cho nước Mỹ.

Ân huệ mà đất nước nầy đã cho tôi không phải chỉ là tự do nhưng còn là cơ hội và hy vọng, những điều tôi đã không tìm thấy trên quê hương ruột thịt của mình. Hy vọng không phải là giấc mơ huyền ảo mà là một điều có thực và là chất sống cần thiết để nuôi dưỡng một con người phải không ngừng tranh đấu để sống còn như tôi. Nước Mỹ gắn bó với cuộc đời tôi nhiều hơn tôi gắn bó với nước Mỹ.

Đêm cuối trong căn nhà cũ, lần đầu tiên, tôi nghĩ về đất nước đã cưu mang tôi trong suốt gần 20 năm nhiều thay đổi của đời tôi với một tấm lòng biết ơn và trân trọng chân thành.

Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi nằm nhớ lại bàn tay người lính hải quân Mỹ của chiến hạm USS White Plains vói xuống để nhấc thân hình ốm o, đói khát của tôi lên khỏi chiếc cầu dây đong đưa bên thành tàu. Chiếc cầu dây mong manh tôi bám để leo lên chiến hạm trở thành chiếc cầu biên giới, không chỉ cách ngăn giữa độc tài và tự do, của quá khứ và tương lai, mà còn giữa có quê hương và thiếu quê hương.

Đêm cuối cùng trong căn nhà cũ, tôi mới sực nhớ ra rằng, tôi chưa bao giờ nói một tiếng cảm ơn những thủy thủ đã cứu vớt tôi trong đêm hãi hùng trên biển Đông năm ấy. Lẽ ra, ít nhất mỗi năm một lần, tôi nên gởi một tấm thiệp Giáng Sinh kèm theo lời cảm ơn về địa chỉ của chiến hạm USS White Plains ở bộ Hải Quân Mỹ. Tôi tệ đến nỗi một việc làm đơn giản như thế mà bao nhiêu năm qua tôi vẫn chưa làm được.

Đêm cuối cùng trong căn nhà cũ tôi nằm ôn lại một khoảng đời 20 năm, từ hai bàn tay trắng đến khi có được một gia đình êm ấm. Nỗ lực của chính tôi không thể nào thành đạt nếu không có những cơ hội đã được mở ra từ xã hội Mỹ. Nước Mỹ là vùng đất của cơ hội và mọi người đều có quyền có một American Dream.

Đêm cuối cùng trong căn nhà cũ, tôi nghĩ về con đường Dorchester mà tôi mỗi ngày mấy bận đi qua. Giống như đường Santa Clara ở San Jose, Bolsa ở Nam California, Colonial ở Orlando, đường Dorchester là xương sống của xóm Dorchester chúng tôi. Bao nhiêu người đã ăn nên làm ra cũng nhờ vào con đường nầy, mặc dù không phải ai cũng biết ơn nó, không phải ai cũng nhớ tới nguồn gốc của chính mình, không phải ai cũng nhớ đến những ngày đầu tiên đi sắp hàng mua từng vỉ cánh gà, từng gói mì ăn liền bằng Food Stamps trong cái rét căm căm của miền Đông Bắc.

Trên con đường đó mỗi buổi sáng tôi đã gặp hàng trăm em bé Việt Nam sắp hàng ở góc đường chờ xe bus đưa đến trường. Những chiếc xe bus màu vàng nối đuôi nhau đưa các em đến tương lai huy hoàng của nước Mỹ. Nói như cựu tổng thống Bill Clinton, các em là chiếc cầu của tương lai hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Các em may mắn quá. May mắn lớn nhất không phải chỉ vì các em được làm công dân của một cường quốc nhưng quan trọng hơn, các em không phải sống trong những ngày cháo rau khoai sắn như hàng triệu đứa trẻ cùng thế hệ các em bên kia bờ trái đất. Các em sẽ không bao giờ hiểu thế nào là “kế hoạch nhỏ”, “trồng cây, trồng người”. Các em sẽ lớn lên, vươn lên trong cuộc đời một cách hiên ngang, không sợ hãi.

Nhà văn Trần Hoài Thư đến Boston nhiều lần và cũng đã yêu mến một cách say mê con đường Dorchester như chính tôi đã và đang yêu mến. Anh Trần Hoài Thư có lần viết về thành phố Boston: “Con đường Dorchester qua những tiệm ăn, tạp hóa Việt Nam. Và một khu Việt. Và những gương mặt da vàng. Và những lời trao đổi bằng tiếng mẹ đẻ vang trên bãi đậu xe. Đời sống vẫn bận rộn. Cõi lòng vẫn quay quắt. Nhớ nhung vẫn bão bùng. Bạn hữu mấy thằng trôi thất tán. Mấy thằng đợi một chuyến đò ngang…Cái mẫu số chung ấy là mẫu số của bất cứ người tị nạn nào trong chúng ta…Cám ơn Boston với những con tim kỳ diệu. Nếu không có những con tim này, tôi nghĩ, chắc chắn sẽ không có Trần Trung Đạo”.

Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ có một quê hương. Ngoài quê hương Quảng Nam Đà Nẵng ở Việt Nam, tôi còn có một quê hương khác, quê hương Boston trên nước Mỹ này.

Trần Trung Đạo

(viết ngắn lại từ bút ký Hai Gánh Quê Hương)
__


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Ý NGHĨA NGÀY QUỐC KHÁNH HOA KỲ JULY 4TH. VÀ ƯỚC VỌNG CỦA QUỐC DÂN VIỆT NAM



 
Ý NGHĨA NGÀY QUỐC KHÁNH HOA KỲ JULY 4TH. VÀ ƯỚC VỌNG CỦA QUỐC DÂN VIỆT NAM
Thiện Ý
        
Hôm nay ngày July 4th là ngày Quốc Khánh của Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ ăn mừng Lễ Ðộc Lập lần thứ 238 , và cũng như hàng năm, với nhiều nghi lễ công cộng trang trọng và các cuộc vui chơi giải trí cá nhân hay gia đình trong một cuối tuần dài ngày; và tất nhiên bầu trời luôn rực sáng những chùm pháo bông lớn nhỏ với âm thanh quen thuộc lách tách đìđùng đó đây như bầy tỏ một niềm vui to lớn của nhân dân Hoa Kỳ.

Nhân dịp này, chúng tôi muốn đề cập đến ý nghĩa lịch sử và thời đại của Quốc Khánh Hoa Kỳ July 4th .Đồng thời nhân dịp này cũng muốn nói lên ước vọng của quốc dân Việt Nam.

I/- Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY QUỐC KHÁNH HOA KỲ.
Trước hết, về ý nghĩa lịch sử, thì Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ đánh dấu ngày giành đượcđộc lập từ tay Ðế Quốc Anh, của nhân dân Hoa Kỳ cách nay 238 năm ( 1776 – 2014 ).

Ngược dòng thời gian, lịch sử lập quốc Hoa kỳ đã ghi nhận rằng, vào năm 1492, một người Ý tên Christopher Columbus vàđoàn tùy tùng là những di dân đầu tiên đã khám phá và đặt chân lên Ðại Lục Bắc Mỹ, gọi là Tân Thế Giới, tức Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay.
Trong những thập niên đầu và nhiều thập niên sau đó, đã có thêm nhiều người từ các nước Châu Âu như Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Hoà Lan, Ðức, Nga… đã đua nhau tìm đến vùng đất mới, với mục đích truyền đạo hay tìm kiếm những cơ hội mưu sinh tốt đẹp và tự do hơn nơi chính quốc. Hầu hết những di dân này được mô tả là những người có óc mạo hiểm, tinh thần tự do phóng khoảng, một khả năng sáng tạo, khôn khéo và siêng năng làm việc. Nhất là có chung khát vọng về một cuộc sống độc lập, tự do hơn nơi nguyên quán của mình.

Theo dòng thời gian, các sắc dân đã qui tụ thành 13 tiểu bang đầu tiên, song lúc đầu tất cả đều bị Ðế Quốc Anh thống trị. Do chính sách cai trị áp bức, bóc lột và bất công của chế độ thuộcđịa Anh, đã bác đoạt nhiều quyền tự do và quyền lợi kinh tế của dân thuộc địa, nên ngày 10 tháng 5 năm 1775, đại biểu 13 Tiểu Bang đầu tiên đã nhóm họp tại Philadelphia, cử George Washington làm Tổng Tư Lệnh quân đội, tuyên chiến chống chế độ thuộc địa của Ðế Quốc Anh. Cuộc chiến tranh chính nghĩa giành độc lập này đã mau chóng thành đạt được thắng lợi sau cùng.

Ngày 4 Tháng 7 Năm 1776 Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập đã được các đại biểu dân cử của 13 Tiểu Bang thông qua và công bố trước thế giới, rằng tư đây, các thuộc địa đã hoàn toàn độc lập, tách rời khỏi quyền thống trị của Ðế Quốc Anh. Mười ba thuộc địađã trở thành 13 tiểu bang đầu tiên, khai sinh ra chế độ Tự Do Dân Chủ và ngày 4 Tháng 7 đã là ngày Quốc Khánh của quốc gia Liên Bang Hoa Kỳ. Ngày nay, quốc gia liên bang ấy đã phát triển thành 50 tiểu bang, với khoảng trên 300 triệu dân và được coi là một quốc gia hùng mạnh nhất, tự do dân chủ vào bậc nhất thế giới.

Từ vị trí là một quốc gia hùng mạnh và Tự Do Dân Chủ vào bậc nhất thế giới,Hoa Kỳ đã và đang đóng vai trò một trung tâm quyền lực ưu thế, có ảnh hưởng quyết định đến chiều hướng phát triển chung của thế giới. Từ vị trí, vai trò vàảnh hưởng vượt trội này, Hoa Kỳ đã trở thành một mẫu mực, một ước mơ vươn tới của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác trên hành tinh này.

II/- Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA NGÀY QUỐC KHÁNH HOA KỲ.
Chính vì vậy, bên cạnh ý nghĩa lịch sử, Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ còn mang ý nghĩa thờiđại. Bởi vì những tư tưởng về tự do, dân chủ và nhân quyền được minhđịnh trong Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ ngày 4 Tháng 7 Năm 1776, đã mang một giá trị vĩnh cửu vượt không gian và thời gian:
‘‘ Rằng mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Chính Ðấng Tối Cao đã ban cho họ một số quyền lợi nhất định mà không ai có thể tước đoạt. Mọi người có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’’ (That all men are equals. The Supreme Being has given them certain rights Which no one can take away. All people have the right to live, the right to be free, and the right to try to find happiness.) .

Bên cạnh những tư tưởng về tự do và nhân quyền này, Quốc Khánh Hoa Kỳ còn xác lập một chế độ tự do dân chủ, mà chođến nay vẫn còn giá trị thời đại, với những quan niệm về một chính quyền thực sự ‘‘ Của dân, do dân và vì dân’’(A government of the people, by the people and for the people),được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp nhận và coi như mẫu mực vận dụng vào thực tiễn. Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Ðộc Lập Hoa Kỳ viết:
‘‘Chính quyền được tạo thành bởi dân là để bảo vệ dân. Nếu một chính quyền cưỡng đoạt những quyền lợi của dân, nhân dân có quyền thay đổi hay hủy diệt chính quyền cũvà tạo lập một chính quyền mới’’ (Governments are formed by people to protect people. If a government tries to take away the people’ s rights, the people have the right to change or abolish the old government and to forme a new one ).
Như vậy có thể nói, nhân dân Hoa Kỳcó quyền tự hào về đất nước vĩ đại của mình. Vì chỉ với lịch sử dựng nước 238 năm (1776-2014), mà nhân dân Hoa Kỳ đã kiến tạo được một đất nước hùng cường, với một chế độ tự do dân chủ bậc nhất, được coi là mẫu mực cho nhiều quốc gia noi theo. 

Một đất nước hùng cường, vì có nền kinh tế phát triển cao độ,sau thời kỳ khủng hoảng, bất ổn tạm thời,nay đã hồi phục và đang trên đà phát triển mạnh; với nền quân sự quốc phòng hùng mạnh và khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới; nhân dân Hoa Kỳ được sống tự do, ấm no, hạnh phúc trong khung cảnh một chế độ dân chủ pháp trị đích thực. 

Ðặc biệt là nền văn hoá, văn minh đa chủng Hoa Kỳ đã thu hút được nhiều nhân tài từ nhiều quốc gia khác và tạo đượcảnh hưởng tràn lan trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam ngày nay, dù vẫnđang phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị, song thực tế sinh hoạt xã hội Việt Nam và lối sống con người Việt Nam ngày nay đã chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Mỹ, bên cạnh ảnh hưởng mờ nhạt của các nền văn hóa khác …

III/- ƯỚC VỌNG CỦA QUỐC DÂN VIỆT NAM
Trông người lại nghĩ đến ta, khoảng hai triệu người Việt Nam đang sống trên đất nước vĩ đại này không khỏi có những suy tư về một đất nước non trẻ, đa chủng, chỉ với 238 năm lịch sử lập quốc, mà đã có thể kiến tạo một đất nước hùng cường và một chế độ tự do dân chủ bậc nhất. Trong khi chúng ta từng tự hào về 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, thì vẫn còn bị xếp vào hàng các nước nghèo nhất trên thế giới, và tuyệt đại đa số hơn 90 triệu dân vẫn đang sống trong cảnh đói nghèo tự do, đói nghèo cơm áo. Suy tư để tự hỏi rằng, vì đâu đất nước và nhân dân ta ra nông nỗi này? Tình cảnh này tất nhiên gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trên bình diện lịch sử cũng như thực tế. Về lịch sử thì người ta thường đổ lỗi cho lệ thuộc ngoại bang và chiến tranh triền miên, đưa đến những hậu quả lâu dài, khó khăn, nên cũng cần thời gian lâu dài để khắc phục. Tuy nhiên, nguyên nhân lịch sử chỉ là thứ yếu, nguyên nhân thực tế, mới là cơ bản.

Thực tế ai cũng thấy, đất nước nghèo nàn lạc hậu, nhân dân đói nghèo tự do và cơm áo, sống không có hạnh phúc, tất cả đều do một tập đoàn thống trị là đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra. Vì tập đoàn thống trị này đã áp đặt một chế độ chính trị phản dân chủ, với một chính quyền không phải ‘‘Của dân, do dân và vì dân’’, mà là một chính quyền ‘‘ Của đảng, do đảng và vì đảng Cộng Sản Việt Nam’’.Và vì vậy, đã không huy động được sức mạnh tổng hợp và tài năng sáng tạo toàn diện của mọi tầng lớp nhân dân vào công cuộc phục hưng xứ sở, làm cho dân giầu nước mạnh.

 Ðây là nguyên nhân chính và nguyên nhân chính này cũng đã được nhân dân trong nước và ngay cả một số không ít những đảng viên Cộng Sản phản tỉnh nhìn ra được vấn đề và cách giải quyết vấn đề. Nghĩa là muốn cho dân giầu nước mạnh, mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc, cách giải đề tốt nhất và duy nhất đúng là phải loại trừtập đoàn thống trị độc quyền và cả chế độ độc tài toàn trị, phản dân hại nước hiện nay. Bằng hành động cụ thể, nhân dân và các cán bộ đảng viên cộng sản phản tỉnh trong nước đã và đang gia tăng các cuộc đãu tranh chống đảng, tấn công vào các tử huyệt của chế độ, như đòi tự do, nhân quyền, chống tham nhũng, cửa quyền, cường hào ác bá ở nông thôn và bất công xã hội, từng bước đẩy chế độ đến tử vong. 

Ðồng tình với mục tiêu tối hậu này, người Việt hải ngoại nói chung, người việt tại Hoa Kỳ nói riêng, trong 39 năm qua, cũng đã kiên trì, không ngừng đấu tranh hổ trợ đồng bào trong nước, bằng mọi hình thức đãu tranh quốc tế vận, để đất nước sớm có tự do dân chủ và phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại.

Tựu chung mục tiêu tối hậu trên đây cũng làước muốn chung của người Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Một khi mục tiêu tối hậu này đạt được trong tương lai không xa, Việt Nam cũng sẽ có một ngày quốc khánh mang ý nghĩa trọn vẹn nhưý nghĩa của ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ. Ðó là Ngày Quốc Khánh của Toàn Dân Việt Nam, khác với ngày quốc khánh 2 tháng 9 hiện nay của đảng và chế độ Cộng Sản Việt Nam. 

Vì Quốc Khánh đó đánh dấu ngày nhân dân Việt Nam hủy diệt được chế độ độc tài toàn trị cộng sản, như nhân dân Hoa Kỳ đã lật đổ được ách thống trịthuộc địa đế quốc Anh 238 năm trước đây, để thiết lập một chế độ tự do dân chủ đích thực trên quê huơng, như nhân dân Hoa Kỳ đã tạo dựng được một chế độ tự do dân chủ mẫu mực trên đất nước của họ, dưới ánh sáng soi đường của Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ ngày 4 Tháng 7 Năm 1776.
Thiện Ý
Houston, July4th, 2014


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Nguyễn Xuân Hoàng - người và văn

Nguyễn Xuân Hoàng - người vàn

Nhà báo t do Bùi Văn Phú
Gi cho BBC Tiếng Việt t Hoa Kỳ
̣p nhật: 10:18 GMT - thứ sáu, 4 tháng 7, 2014
Anh Nguyn-Xuân Hoàng bnh t hơn mt năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn hc mà qua làng báo hi ngoi.
Tuy nhiên giáo sư Nguyn-Xuân Hoàng đã là mt cái tên quen thuc t nhng năm tôi hc trung hc đ nh cp, tc cp ba ngày nay, Sài Gòn vào đu thp niên 1970.

Các bài liên quan


Chủ đề liên quan

Đường ph Sài Gòn thi đó tràn ngp băng rôn qung cáo hc luyn thi tú tài, ni tiếng vi các giáo sư toán lý hoá cho hc sinh ban A và ban B.
Riêng môn triết có tên hai người thày thường được qung cáo mà tôi còn nh là Vĩnh Đ và Nguyn-Xuân Hoàng.
Chương trình lp 12 ban A có triết nên nhiu hc sinh biết thày Nguyn-Xuân Hoàng qua sách giáo khoa, qua nhng câu hi và tr li ngn v tâm lý hc, lun lý hc.
Tôi chưa được biết đến anh qua văn chương ca tp chí Văn vì tui đó, tôi mi bước t Tui Hoa sang Tui Ngc.
Quen biết anh M, thân hơn t ngày anh v Thung lũng Hoa vàng làm báo.
Bên nhng ly cà-phê, được nghe anh nói ít nhiu v cuc đi.
Gia đình gc Xuân Trường, Nam Đnh, anh sinh ngày 7-7-1940 Nha Trang, con áp út trong s mười ba anh ch em.
Là cu hc sinh Võ Tánh Nha Trang và Pétrus Kỳ Sài Gòn, lên đi hc có lúc anh hc quc gia hành chánh, d b y khoa nhưng cuc đi không dn anh vào con đường hon l hay cu nhân đ thế mà li chch hướng sang sư phm vi văn chương, triết hc Đi hc Đà Lt.
Ngày đu tiên anh bước lên bc ging trường Ngô Quyn, Biên Hòa, ri mt năm sau v trường Petrus Ký Sài Gòn, nơi anh gn bó hơn mt thp niên cho đến ngày đt phim.
Tôi cũng là thầy giáo, thuc thế h đàn em và trưởng thành nước ngoài nhưng vn nh thi hc sinh nên thường cùng anh chia s vui bun phn trng, bng đen, v hc trò tinh nghch.
Nói chuyn toán, lý hóa, vn vt anh cũng đy kiến thc, nhưng đam mê là vi Nietzche, vi Sagan, vi Satre.
Thnh thong anh k cho nghe chuyn quán Cái Chùa nơi văn ngh sĩ Sài Gòn t hp, cùng vài chuyn tình lãng mn thi tr ca anh.
Nhưng duyên s đưa đy anh Hoàng ly ch Vy đ dòng h Nguyn-Xuân và Trương-Gia tr thành sui gia.
Nên v chng t năm 1973, gia đình vi mt đàn con cháu và nhng bun vui, ti nhc cuc đi, t vượt bin, thăm nuôi cùng chăm lo cho đàn con di sau khi b phn, b bng, b triết đông, triết tây đ ngt th vi triết hc Mác-Lê không thích hp vi tư tưởng phóng khoáng ca nhà văn.

Bụi, rác, mây và sa mạc

"Dy hc hay làm báo đ mưu sinh, văn hc mi là đam mê ca anh"
Sau tháng 4/1975 Vit Nam đi đi. Sài Gòn đi tên, trường Pétrus Ký thành Lê Hng Phong và cho n sinh vào hc.
Thầy Hoàng “mt dy” sau mt thp niên gn bó vi ngôi trường đã đưa vào đi hc nhiu sinh viên gii đ sau tr thành nhng trí thc đóng góp cho nn cng hoà Vit Nam.
Cuc đi đi ca anh, ca người thân và c đt nước là nhng hin thân trong “Bi và rác”, mt trong ba quyn tiu thuyết Nguyn-Xuân Hoàng viết sau năm 1975.
Hai tác phm kia là “Người đi trên mây”, “Sa mc”. “Bi và rác (tc Người di trên mây II)” và “La (tc Người đi trên mây III)” là b ba tp trường thiên tiu thuyết v đt nước và nhng con người Vit Nam sau 1975. Hai quyn đu đã xut bn, tái bn.
Đã cho ra đi gn chc tác phm, mt vài quyn na d đnh xut bn, trong đó có “La” và mt quyn viết v bn văn mà anh đã cho tôi coi bìa my năm trước nhưng đến nay cũng chưa in.
Gia đình anh đến M đnh cư năm 1985 dưới s bo lãnh ca mt người em.
Qua Bataan, Philippines ít tháng ri đi đnh cư tiu bang Virginia. Không lâu sau anh dn v nam California làm tng thư ký cho nht báo Người Vit t năm 1986 đến 1998.
Tôi gp anh Nguyn-Xuân Hoàng ln đu vào cui năm 1995 tòa son báo Người Vit. Hôm đó tôi đưa anh Anatoli Sokolov, mt nhà nghiên cu Vit hc t Nga, đến thăm tòa báo và được anh cùng các anh Nguyn Mng Giác, Hoàng Khi Phong đón tiếp.
Hân hnh được gp mt giáo sư ni tiếng t hơn hai mươi năm v trước, nhưng trông anh còn rt tr so vi nhng thày cô đã dy tôi.
Anh thích nhng ký s tôi viết t châu Phi, t Đông nam Á. Nhng bài viết vào thi đim trước khi máy đin toán có du tiếng Vit ra đi được thư ký trong tòa son đánh máy t bn tho viết tay.
Khi nhn được báo in, cui mi bài viết ca tôi thy có ký hiu, thường là “ty” hay “tn” trong móc đơn, tôi hi, được anh gii thích đó là tên tt ca người rà soát bài đã đánh máy, làm như thế đ h có trách nhim nếu có nhng li chính t hay thiếu sót trong ni dung.
Không biết li kim soát đó có phi là sáng kiến ca anh Hoàng, nhưng sau này anh vi Vit Mercury, ri Vit Tribune cách thc này cũng được áp dng.
Cui năm 1998 anh b t Người Vit, lên San Jose làm tng thư ký cho tun báo Vit Mercury, là t báo con ca tp đoàn truyn thông M Knight Ridder vi t San Jose Mercury News là báo m.
Cui năm 2005, Vit Mercury đình bn. Anh ch không v nam Cali mà li San Jose, cho ra t Vit Tribune.
Ch Vy lo qun tr thương mi, anh Hoàng lo bài v, đến nay đã được 427 s, mi s hơn 70 trang kh vuông 31 cm vi bài v thường xuyên ca Hoàng Ngc Nguyên, Giao Ch Vũ Văn Lc, Tưởng Năng Tiến, Bùi Văn Phú, Nguyn Xuân Nghĩa, Đ Quý Toàn. Như thế anh ch đã thành công trong môi trường sinh hot báo chí hi ngoi.
Dy hc hay làm báo đ mưu sinh, văn hc mi là đam mê ca anh. Nhiu năm anh đã chăm lo tp chí Văn Vit Nam trước 1975, đến M anh tiếp tc cùng Mai Tho lo khu vườn văn hc cho đến khi tp chí này đình bn năm 2008. Anh cũng đóng góp nhiu cho các tp chí Văn Hc, Thế K 21 xut bn California.
Hin anh có “Nguyn Xuân Hoàng Blog” trên mng voatiengviet.com và mi tun Vit Tribune cũng dành mt mnh vườn đ gii thiu sinh hot văn hc ngh thut.
Đến vi Thung lũng Hoa vàng, anh Hoàng còn có mt thi gian làm ging viên lp Văn hc Vit Nam Hin đi ti Đi hc Berkeley.
Nhng dp ghé tr s Vit Tribune trên đường Oakland Road San Jose, chúng tôi hay r nhau đi ăn ph Tàu Bay và ung cà-phê Starbucks gn tòa son.
Anh Hoàng và ch Vy giao thip rng rãi, có nhiu bn. Anh tránh làm mt lòng ai. Đôi khi trong bài viết tôi có nhc đến mt nhân vt nào đó không được tích cc, anh xin sa đôi chút cho nh nhàng.
Cũng có nhng bài viết anh không mun đăng nhưng có tho lun vi tôi đ cui cùng dù đăng, theo ý tôi gii thích, hay không đăng theo cách suy nghĩ ca anh, thì c hai đu vui v đng ý, không có nhng căng thng hay gin nhau.

Nhà ga luân hồi

T ngày biết tin anh bnh, nhiu bn khp nơi đến thăm. Hè năm ngoái tôi ghé thăm anh, gp v chng thi sĩ Hi Phương cùng hin thê ca anh Trương Vũ t Washington D.C. sang thăm.
Ln khác có nhà văn Phan Nht Nam, bác sĩ Phm Đc Vượng. Khi đó anh còn đi đng được và cùng ra ngoài ăn trưa vi các bn, tuy phi đy gy có bánh xe.
Hai tun trước tôi ghé thăm anh ti căn nhà anh ch mi dn qua t đu năm. Anh nm trong phòng, v mt gy đi nhiu. Có y tá đó trông coi, tiêm thuc, cho ung thuc theo thi khc hay khi cn. Nếu mun, anh có th ngi xe lăn ra phòng khách xem mt vài trn World Cup trên ti-vi.
Trên giường, bên cnh anh có nhiu sách, trong đó có quyn Cuc Sng Cuc Chiến và Ri… là bn dch mt tác phm ca Oriana Fallaci và quyn Hơn Na Đi Hư ca Vương Hng Sn viết v đi sng Nam B làm anh nh đến H Biu Chánh, mt tác gi min Nam mà anh yêu thích.
Ging anh yếu, nhưng tnh táo, nh nhiu chuyn v bn bè, v sinh hot văn hc. Anh nói không biết còn sng được bao lâu, mt tun, mt năm hay vài năm nhưng anh sn sàng ri, ch lo cho ch Vy thôi.
Trong tp chí Khi Hành s đc bit v Nguyn-Xuân Hoàng, tháng 5&6/2012, nhà thơ Viên Linh có chép li mt bài thơ:
t xa ph ch đến gi
chân quen b l gõ b l quen
hoang vu chín đến đ thèm
lnh tàn nhn rót vào đêm lên đường
mùa sương ph núi mù sương
nhp bun hút gió hn nương sao rng
chuyn linh hn vi bn thân
bàn tay thượng đế m phn chiêm bao
đi thông xanh tóc nghn ngào
ngp ngng lnh xung t bao lâu ri
còn tôi, còn ch mình tôi
mây bay đu núi kéo tri lên xa
bàn tay thoáng ni da gà
thm sâu lòng đt nhà ga luân hi
Bài thơ ca tác gi Hoang Vu viết cách đây đã hơn na thế k. Ít ai biết đó chính là bút hiu ca Nguyn-Xuân Hoàng nhng ngày mi chp chng bước vào chn văn chương, triết hc.
Trong các th thơ Vit, tôi thích nht lc bát.
Chép li bài thơ đ bày t lòng qúi mến đi vi tác gi, mt người anh, người bn đã nhiu dp chia s vi tôi bun vui dy hc, làm báo và văn hc trước khi chuyến xe luân hi ghé bến đ anh lên đường.
Tác gi là mt nhà báo t do hin sng ti vùng Vnh San Francisco, California.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List